Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật để được cấp giấy phép hoạt động cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về cơ sở vật chất?
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật để được cấp giấy phép hoạt động cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về cơ sở vật chất?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật gồm những gì?
- Trình tự thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật do cơ quan cấp tỉnh thành lập như thế nào?
Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật để được cấp giấy phép hoạt động cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về cơ sở vật chất?
Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về cơ sở vật chất như sau:
Cơ sở vật chất
Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
1. Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.
2. Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
3. Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
4. Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tiêu chuẩn về môi trường, khuôn viên và nhà ở
...
2. Cơ sở vật chất của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Hệ thống nhà làm việc, nhà ở phải kiên cố, đảm bảo an toàn, tránh được mưa bão;
b) Cửa ra vào, cửa sổ cung cấp đủ ánh sáng và bảo đảm thông thoáng;
c) Các hệ thống bảo đảm an toàn cho đối tượng, bao gồm việc lắp đặt các hệ thống điện, gas và thoát nước một cách phù hợp;
d) Nhà vệ sinh, nhà tắm phù hợp với các nhóm đối tượng, bao gồm cả người khuyết tật; có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng cho phụ nữ;
đ) Sắp xếp việc ngủ, nghỉ cho đối tượng phù hợp với độ tuổi và giới tính;
e) Có khu sinh hoạt chung cho đối tượng trong thời gian rảnh rỗi;
g) Có khu vui chơi, khu sản xuất và lao động trị liệu cho đối tượng;
h) Có bếp và phòng ăn chung cho đối tượng;
i) Có phòng y tế để thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho đối tượng;
k) Có trang thiết bị cần thiết cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em;
l) Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người khuyết tật, người cao tuổi và trẻ em tiếp cận, sử dụng thuận tiện.
Như vậy, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật để được cấp giấy phép hoạt động cần đáp ứng các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất và tiêu chuẩn về cơ sở vật chất cụ thể theo các quy định trên.
Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 103/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 16 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp giấy phép hoạt động như sau:
Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
....
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật gồm:
- Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo mẫu;
- Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
Trình tự thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật do cơ quan cấp tỉnh thành lập như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động như sau:
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động
1. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định này thực hiện theo quy định sau:
a) Cơ sở nộp 1 bộ hồ sơ quy định tại Điều 29 Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định các điều kiện để cấp giấp phép hoạt động trong thời hạn 10 ngày làm việc;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động.
...
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở được cấp giấy phép hoạt động, giám đốc cơ sở có trách nhiệm ban hành và công bố, niêm yết công khai Quy chế hoạt động và Quy chế chi tiêu tại cơ sở.
Theo đó, cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật nộp 1 bộ hồ sơ nêu trên gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định các điều kiện để cấp giấp phép hoạt động trong thời hạn 10 ngày làm việc.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ sở được cấp giấy phép hoạt động, giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật có trách nhiệm ban hành và công bố, niêm yết công khai Quy chế hoạt động và Quy chế chi tiêu tại cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?