Cơ sở bảo trợ xã hội để trục lợi chịu phạt vi phạm bao nhiêu tiền? Trung tâm trên có bị thu hồi giấy phép hay không?
- Nguồn hỗ trợ của cơ sở bảo trợ xã hội từ đâu mà có?
- Mức phạt cho cơ sở bảo trợ xã hội lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi là bao nhiêu?
- Cơ sở bảo trợ xã hội lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi có bị thu hồi giấy phép hoạt động không?
Nguồn hỗ trợ của cơ sở bảo trợ xã hội từ đâu mà có?
Nhà nước khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thành lập cơ sở trợ giúp xã hội để chăm sóc, trợ giúp đối tượng có nhu cầu trợ giúp xã hội trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định tại Điều 9 Nghị định 103/2017/NĐ-CP như sau:
"Điều 9. Kinh phí hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội
1. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội công lập, bao gồm:
a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp;
b) Nguồn thu phí dịch vụ từ các đối tượng tự nguyện;
c) Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở trợ giúp xã hội;
d) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
đ) Nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập, bao gồm:
a) Nguồn tự có của chủ cơ sở trợ giúp xã hội;
b) Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
c) Nguồn thu phí dịch vụ từ đối tượng tự nguyện;
d) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật;
đ) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội."
Như vậy, nguồn hỗ trợ có thể đến từ ngân sách nhà nước, từ cá nhân, tổ chức tự nguyện giúp đỡ.
Mức phạt cho cơ sở bảo trợ xã hội lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi? (Hình từ Internet)
Mức phạt cho cơ sở bảo trợ xã hội lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi là bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 7. Vi phạm quy định về trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc thực hiện các hình thức đối xử tồi tệ khác với đối tượng bảo trợ xã hội mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi;
b) Bắt buộc đối tượng bảo trợ xã hội lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc đối tượng bảo trợ xã hội thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với cơ sở trợ giúp xã hội thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, 2 và 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b khoản 1, điểm a, b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho đối tượng bảo trợ xã hội bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm a, b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này."
Như vậy, hành vi trên lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi sẽ chịu phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Tuy nhiên, mức phạt trên là đối với cá nhân, trong trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi mức phạt trên (khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP)
Cơ sở bảo trợ xã hội lợi dụng việc nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội để trục lợi có bị thu hồi giấy phép hoạt động không?
Căn cứ Điều 48 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về trường hợp thu hồi chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội như sau:
"Điều 48. Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội
1. Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội được cấp không đúng quy định của pháp luật;
b) Cơ sở vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật
2. Khi phát hiện một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định này, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội của cơ sở.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội."
Như vậy, tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trợ giúp xã hội của cơ sở bảo trợ xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?