Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có phải bảo đảm cho người cai nghiện được giải trí phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của đối tượng hay không?
- Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có phải bảo đảm cho người cai nghiện được giải trí phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của đối tượng hay không?
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người cai nghiện cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn về địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người cai nghiện ở cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có phải bảo đảm cho người cai nghiện được giải trí phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của đối tượng hay không?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về điều kiện cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật chất
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập (sau đây gọi tắt cơ sở) phải bảo đảm các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
...
3. Cơ cấu khối công trình của cơ sở cai nghiện gồm:
a) Khối hành chính, quản trị gồm: khu làm việc, hội trường, phòng ở của nhân viên;
b) Khối nhà ở của người cai nghiện: tổ chức các khu riêng biệt theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 35 Luật Phòng, chống ma túy;
c) Khối đơn vị chức năng gồm: y tế, giáo dục, trị liệu tâm lý, nhà thăm gặp thân nhân, khu vực lao động trị liệu, lao động sản xuất (nếu có);
d) Khu vực nhà ăn, bếp và kho;
đ) Sân chơi, tập thể thao phải có diện tích tối thiểu bằng 25% tổng diện tích sử dụng của cơ sở.
4. Các tiêu chuẩn chuyên môn khác:
a) Các công trình xây dựng, trang thiết bị phải bảo đảm cho người nghiện ma túy là người khuyết tật và người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi tiếp cận và sử dụng thuận tiện, an toàn; đáp ứng các điều kiện về môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
b) Cơ sở phải bảo đảm các tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, quần áo và dinh dưỡng đối với người cai nghiện; bảo đảm cho người cai nghiện được tiếp cận về văn hóa, thể dục, thể thao và giải trí phù hợp với truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm của đối tượng.
Như vậy, cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải bảo đảm cho người cai nghiện được giải trí phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của đối tượng.
Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có phải bảo đảm cho người cai nghiện được giải trí phù hợp với tín ngưỡng, tôn giáo của đối tượng hay không? (Hình từ Internet)
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người cai nghiện cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, đối với người cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Cơ quan nào có trách nhiệm hướng dẫn về địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người cai nghiện ở cơ sở cai nghiện bắt buộc?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 162/2017/NĐ-CP thì:
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm hướng dẫn cách thức quản lý kinh sách, thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ.
Ngoài ra, người cai nghiện ở cơ sở cai nghiện bắt buộc được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được thể hiện niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo người cai nghiện ở cơ sở cai nghiện bắt buộc không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?