Cơ sở chăn nuôi heo thương phẩm phải xây dựng cách khu dân cư đông người bao nhiêu mét? Chuồng chăn nuôi heo thương phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Cơ sở chăn nuôi heo thương phẩm phải xây dựng cách khu dân cư đông người bao nhiêu mét?
Căn cứ tại tiết b tiểu mục 2.1 Mục II Hướng dẫn phương án bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung ban hành kèm theo Quyết định 397/QĐ-CN-MTCN năm 2017 có quy định về vị trí, địa điểm xây dựng chuồng trại như sau:
Những quy định cụ thể
…
2.1. Vị trí, địa điểm xây dựng chuồng trại
a) Cơ sở chăn nuôi xây dựng mới phải được bố trí trong vùng đã được quy hoạch hoặc ở vùng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Vị trí xây dựng phải đảm bảo khoảng cách theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường, chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm; QCVN 01-14: 2010/BNNPTNT; QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT; TCVN 9121: 2012 và các quy định hiện hành.
+ Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống, tinh, phôi, trứng giống vật nuôi phải cách các khu vực ô nhiễm môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật; khu xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện, trường học tối thiểu 500m;
+ Đối với cơ sở chăn nuôi thương phẩm phải xây dựng cách biệt, cách xa bệnh viện, trường học, chợ, công sở và khu dân cư đông người và đường giao thông tiên tỉnh, liên huyện ít nhất 100m.
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở chăn nuôi thương phẩm phải xây dựng cách xa khu dân cư đông người ít nhất là 100m.
Cơ sở chăn nuôi heo thương phẩm phải xây dựng cách khu dân cư đông người bao nhiêu mét? (Hình từ Internet)
Chuồng chăn nuôi heo thương phẩm phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục II Hướng dẫn phương án bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung ban hành kèm theo Quyết định 397/QĐ-CN-MTCN năm 2017 có quy định như sau:
Những quy định cụ thể
...
2.2. Yêu cầu đối với chuồng trại
…
2.2.2. Đối với chuồng chăn nuôi lợn
- Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trại.
- Trại chăn nuôi phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân và khách thăm quan; khu cách ly lợn ốm; khu mổ khám lâm sàng và lấy bệnh phẩm; khu tập kết và xử lý chất thải; khu làm việc của cán bộ chuyên môn; các khu phụ trợ khác (nếu có).
- Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng.
- Chuồng nuôi lợn phải bố trí hợp lý theo các kiểu chuồng về vị trí, hướng, kích thước, khoảng cách giữa các dãy chuồng theo quy định hiện hành về chuồng trại.
- Nền chuồng phải đảm bảo không trơn trượt và phải có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn, có độ dốc từ 3% - 5% đối với chuồng nền.
- Vách chuồng phải nhẵn, không có góc sắc, đảm bảo lợn không bị trầy xước khi cọ sát vào vách chuồng.
- Mái chuồng phải đảm bảo không bị dột nước khi mưa.
- Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác.
- Các thiết bị, dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải đảm bảo không gây độc và dễ vệ sinh tẩy rửa.
- Các dụng cụ khác trong các chuồng trại (xẻng, xô,...) phải đảm bảo dễ vệ sinh; tẩy rửa sau mỗi lần sử dụng.
- Các kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hóa chất và thuốc sát trùng, kho thiết bị,... phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
Theo đó, thì chuồng chăn nuôi heo thương phẩm phải đáp ứng những yêu cầu được quy định như trên.
Nước thải của chuồng chăn nuôi heo thương phẩm có cần phải tách biệt với nước mưa không?
Căn cứ tại tiết a tiểu mục 2.3 Mục III Hướng dẫn phương án bảo vệ môi trường trong khu chăn nuôi tập trung ban hành kèm theo Quyết định 397/QĐ-CN-MTCN năm 2017 có quy định như sau:
Biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi
...
3.2. Xử lý nước thải
a) Nước thải phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng hệ thống riêng và tách biệt với nước mưa
b) Nước thải phải được xử lý bằng một hoặc một nhóm các giải pháp sau: công trình khí sinh học, bể lắng, bể lọc, ao sinh học, chế phẩm sinh học hoặc các phương pháp khác đảm bảo hạn chế phát sinh mùi hôi, thối hoặc không chảy tràn ra môi trường xung quanh.
c) Cơ sở chăn nuôi tập trung có biện pháp xử lý chất thải lỏng, bảo đảm nước thải trước khi thải ra môi trường đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành về nước thải chăn nuôi.
d) Nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận nước thải phải đáp ứng được các thông số ô nhiễm trong nước thải quy định tại QCVN 62-MT: 2016/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.
…
Như vậy, theo quy định trên thì nước thải của chuồng chăn nuôi heo thương phẩm phải được dẫn trực tiếp từ các chuồng nuôi đến khu xử lý bằng hệ thống riêng và tách biệt với nước mưa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?