Cơ sở chăn nuôi sẽ được Nhà nước hỗ trợ đến 100 triệu đồng giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đúng không?

Theo quy định thì cơ sở chăn nuôi sẽ được Nhà nước hỗ trợ đến 100 triệu đồng giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đúng không? Điều kiện để cơ sở chăn nuôi được Nhà nước hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi?

Cơ sở chăn nuôi sẽ được Nhà nước hỗ trợ đến 100 triệu đồng giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đúng không?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Chính sách khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi
1. Đối tượng được hỗ trợ
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.
2. Nội dung và mức hỗ trợ
a) Hỗ trợ không quá 50% giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm khuyến khích áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 05 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ); 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa); 100 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).
b) Hỗ trợ không quá 50% giá trị công trình khí sinh học nhằm khuyến khích xử lý chất thải chăn nuôi. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 07 triệu đồng/công trình (chăn nuôi nông hộ); 300 triệu đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa); 01 tỷ đồng/công trình (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).
c) Hỗ trợ không quá 30% chi phí mua vật tư, thiết bị, chi phí xét nghiệm để khuyến khích thực hiện chăn nuôi theo tiêu chí an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Mức hỗ trợ tối đa như sau: 20 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ); 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ); 70 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô vừa); 200 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).
...

Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ không quá 50% giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm khuyến khích áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi.

Và, mức hỗ trợ tối đa giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi nhằm khuyến khích áp dụng để xử lý chất thải chăn nuôi như sau:

- 05 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi nông hộ);

- 50 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa);

- 100 triệu đồng/cơ sở (chăn nuôi trang trại quy mô lớn).

Vì vậy, nếu cơ sở chăn nuôi có hình thức chăn nuôi trang trại quy mô lớn có thể sẽ được Nhà nước hỗ trợ đến 100 triệu đồng giá trị sản phẩm xử lý chất thải nhưng không quá 50% giá trị sản phẩm.

Cơ sở chăn nuôi sẽ được Nhà nước hỗ trợ đến 1 tỷ đồng để xử lý chất thải chăn nuôi có đúng không?

Cơ sở chăn nuôi sẽ được Nhà nước hỗ trợ đến 100 triệu đồng giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đúng không? (Hình từ Internet)

Điều kiện để cơ sở chăn nuôi được Nhà nước hỗ trợ giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện để cơ sở chăn nuôi được Nhà nước hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi bao gồm:

- Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật Chăn nuôi 2018;

+ Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;

+ Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;

+ Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;

+ Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

- Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

+ Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;

+ Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;

+ Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.

- Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:

+ Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi 2018;

+ Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;

+ Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cơ sở chăn nuôi cần phải có chăn nuôi gia súc, gia cầm và xây dựng mới công trình khí sinh học đáp ứng đúng hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xử lý chất thải chăn nuôi hoặc sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc xây dựng mới công trình khí sinh học, sử dụng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đã được công nhận tiến bộ kỹ thuật ngành nông nghiệp lĩnh vực chăn nuôi đối với nội dung hỗ trợ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 106/2024/NĐ-CP.

Việc bảo đảm công khai minh bạch có nằm trong nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ
1. Hỗ trợ có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu phát triển và khả năng cân đối nguồn lực.
2. Bảo đảm công khai, minh bạch, không chồng chéo, trùng lặp và có hiệu quả.
a) Công khai danh sách tại cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp (trụ sở Ủy ban nhân dân) về đối tượng được hỗ trợ với các thông tin tối thiểu sau: họ tên, địa chỉ được hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, số tiền hỗ trợ.
b) Khi có khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chính sách hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí xây dựng, chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được tính toán theo quy định quản lý chi phí đầu tư xây dựng của pháp luật về xây dựng là cơ sở để xem xét hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Theo nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì khi hỗ trợ cần phải bảo đảm công khai, minh bạch, không chồng chéo, trùng lặp và có hiệu quả. Cụ thể:

- Công khai danh sách tại cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp (trụ sở Ủy ban nhân dân) về đối tượng được hỗ trợ với các thông tin tối thiểu sau: họ tên, địa chỉ được hỗ trợ, nội dung hỗ trợ, số tiền hỗ trợ.

- Khi có khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chính sách hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp tổ chức xử lý theo quy định của pháp luật.

Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở chăn nuôi sẽ được Nhà nước hỗ trợ đến 100 triệu đồng giá trị sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi đúng không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị nhập khẩu sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi có chứa chất mới được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi không có kho bảo quản sản phẩm thì bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trong thời gian bị đình chỉ sản xuất thì tổ chức bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
219 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào