Cơ sở chế biến hạt điều phải được đặt ở những khu vực như thế nào để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm?
Cơ sở chế biến hạt điều phải được đặt ở những khu vực như thế nào để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-08:2009/BNNPTNT quy định về địa điểm đối với cơ sở chế biến hạt điều như sau:
Quy định chung đối với cơ sở chế biến hạt điều
2.1.1. Địa điểm: Cơ sở chế biến phải đặt trong khu vực có đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể:
- Không bị ảnh hưởng từ các khu vực ô nhiễm bụi, chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
- Có đủ nguồn nước sạch và nguồn cung cấp điện.
- Không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa hoặc khi nước triều dâng cao.
Như vậy, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì công ty anh nên lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở chế biến hạt điều ở nơi đáp ứng đủ những yêu cầu được quy định trên đây.
Nhà xưởng của cơ sở chế biến hạt điều cần phải đáp ứng những quy chuẩn kỹ thuật nào?
Theo tiểu mục 2.1.2 và tiểu mục 2.1.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-08:2009/BNNPTNT thì nhà xưởng của cơ sở chế biến hạt điều cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm:
(1) Yêu cầu về thiết kế, bố trí nhà xưởng:
- Giữa các khu sản xuất phải ngăn cách riêng biệt. Phân luồng riêng nguyên liệu, thành phẩm, vật liệu bao gói và phế thải trong quá trình chế biến, hạn chế thấp nhất khả năng gây nhiễm chéo cho sản phẩm.
- Nhà xưởng phải xây dựng nền cao hơn so với mặt bằng chung tối thiểu 20cm; khu vực 1 đảm bảo thông thoáng, khu vực 2,3 phải tránh được các tác nhân gây nhiễm bẩn như bụi, khí thải và sự xâm nhập của sinh vật gây hại...
- Diện tích nhà xưởng chế biến phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các hoạt động chế biến đạt yêu cầu công nghệ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Đường nội bộ phải đảm bảo vệ sinh, hệ thống thoát nước tốt, khép kín, không gây ô nhiễm.
(2) Yêu cầu đối với kết cấu nhà xưởng:
- Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô sản xuất.
- Vật liệu làm các kết cấu trong nhà xưởng có thể tiếp xúc trực tiếp, hoặc gián tiếp với sản phẩm không được chứa hóa chất độc hại.
- Nền nhà xưởng phải có bề mặt cứng, chịu tải trọng, thoát nước tốt; không trơn, không thấm và đọng nước; không có khe hở, dễ làm vệ sinh; giữa nền với tường, bệ thiết bị, máy móc... phải có góc lượn rộng.
- Cửa kính ở khu vực sản xuất (nếu có) phải có biện pháp để đảm bảo khi vỡ không bị rơi ra.
- Mái nhà được lợp bằng vật liệu bền, chắc, không dột, đọng nước.
- Hệ thống thông gió, hút bụi phải đảm bảo thải được không khí nóng, các khí ngưng tụ, khói bụi ra ngoài; đảm bảo cho dòng khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao, sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn.
- Cầu thang, bậc thềm và các kệ phải làm bằng các vật liệu bền, không thấm nước, không trơn, dễ làm vệ sinh và bố trí ở vị trí thích hợp.
- Bên ngoài nhà xưởng: Khu vực xung quanh nhà xưởng, đường, lối đi và các khu vực khác trong cơ sở chế biến phải có độ nghiêng thoát nước cần thiết và được lát bằng vật liệu cứng, bền hoặc phủ cỏ, trồng cây; có hệ thống thoát nước tốt và dễ làm vệ sinh.
Điều kiện đối với cơ sở chế biến hạt điều (Hình từ Internet)
Các hệ thống tại cơ sở chế biến hạt điều cần tuân thủ những điều kiện chung nào về vệ sinh an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.4 đến tiểu mục 2.1.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-08:2009/BNNPTNT quy định về yêu cầu chung để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các thiết bị, dụng cụ, hệ thống tại cơ sở chế biến hạt điều như sau:
Thiết bị, dụng cụ
- Thiết bị, dụng cụ phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật phù hợp các yêu cầu chế biến của từng công đoạn và toàn bộ dây chuyền sản xuất gồm: công suất, thiết bị, thời gian, chất lượng bán thành phẩm, thành phẩm. Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nhân hạt điều như bàn, dao, chậu, rổ rá, sàng, máy cắt, băng chuyền phân loại, khay nhựa... phải làm bằng vật liệu không thôi, nhiễm bẩn vào sản phẩm, không bị ăn mòn; có kết cấu phù hợp, các phần kết nối phải trơn nhẵn để dễ làm sạch và khử trùng.
- Thiết bị, dụng cụ trong khu vực sản xuất phải được vệ sinh, làm sạch thường xuyên.
- Khí thổi dùng trong sản xuất (nếu có) phải được xử lý để không nhiễm bẩn vào sản phẩm.
Hệ thống chiếu sáng:
Nguồn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo, cường độ ánh sáng phải đảm bảo: Trong nhà sản xuất trên 220 lux; phòng KCS, phân loại trên 540 lux; các khu vực khác 100 – 110 lux. Các nguồn ánh sáng phải được che chắn an toàn.
Hệ thống cung cấp nước:
Hệ thống cung cấp nước phải được thiết kế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành. Nước sử dụng phải phù hợp theo tiêu chuẩn TCVN 5502-1991 và quy định của Bộ Y tế tại Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT, phải đủ cho sản xuất và vệ sinh công nghiệp.
Hệ thống cung cấp hơi nước (nếu có):
Nồi hơi nước phải bố trí khu vực riêng, có tường ngăn cách biệt với khu vực chế biến, đảm bảo sạch, an toàn.
Xử lý chất thải:
- Trong xưởng sản xuất và toàn bộ khu vực cơ sở chế biến phải thiết kế, bố trí hệ thống thu gom các chất thải, tránh gây ô nhiễm; có khu vực chứa, xử lý chất thải cách biệt, sạch sẽ; dụng cụ chứa chất thải phải đảm bảo yêu cầu về độ bền, độ kín tránh sự thâm nhập của động vật.
- Các chất thải rắn, lỏng, khí đều phải được xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành mới được thải ra môi trường.
Trên đây là những yêu cầu chung cần phải đáp ứng đối với một số hệ thống cơ bản tại cơ sở chế biến hạt điều.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?