Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y tế phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về giảng viên và cơ sở vật chất?
- Chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y tế được tổ chức tại cơ sở đào tạo gồm những loại nào?
- Giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y tế phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y tế phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về cơ sở vật chất?
Chương trình bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y tế được tổ chức tại cơ sở đào tạo gồm những loại nào?
Theo Điều 2 Thông tư 26/2018/TT-BYT quy định về các loại chương trình bồi dưỡng được tổ chức tại cơ sở đào tạo như sau:
Các loại chương trình bồi dưỡng được tổ chức tại cơ sở đào tạo
1. Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe trình độ đại học trở lên và đơn vị sự nghiệp y tế hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế các hạng I, II, III và IV.
2. Đơn vị sự nghiệp y tế hạng I và các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, dân số có đủ tiêu chuẩn quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế các hạng II, III và IV.
3. Trường cao đẳng có đào tạo khối ngành sức khỏe và đơn vị sự nghiệp y tế hạng II có đủ tiêu chuẩn quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tư này được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế các hạng III và IV.
Theo đó, các loại chương trình bồi dưỡng được tổ chức tại cơ sở đào tạo viên chức chuyên ngành y tế gồm:
- Cơ sở giáo dục đại học có đào tạo khối ngành sức khỏe trình độ đại học trở lên và đơn vị sự nghiệp y tế hạng đặc biệt có đủ tiêu chuẩn về giảng viên, tài liệu bồi dưỡng, cơ sở vật chất và kinh nghiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo quy định tại Thông tư 26/2018/TT-BYT được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế các hạng I, II, III và IV.
- Đơn vị sự nghiệp y tế hạng I và các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, dân số có đủ tiêu chuẩn về giảng viên, tài liệu bồi dưỡng, cơ sở vật chất và kinh nghiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo quy định tại Thông tư 26/2018/TT-BYT được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế các hạng II, III và IV.
- Trường cao đẳng có đào tạo khối ngành sức khỏe và đơn vị sự nghiệp y tế hạng II có đủ tiêu chuẩn về giảng viên, tài liệu bồi dưỡng, cơ sở vật chất và kinh nghiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng của cơ sở đào tạo quy định tại Thông tư 26/2018/TT-BYT được tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế các hạng III và IV.
Đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y tế (Hình từ Internet)
Giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y tế phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 3 Thông tư 26/2018/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn về giảng viên như sau:
Tiêu chuẩn về giảng viên
1. Giảng viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi là Nghị định số 101/2017/NĐ-CP).
2. Người được mời thỉnh giảng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ chuyên môn, quản lý, kinh nghiệm phù hợp với chương trình bồi dưỡng;
b) Tiêu chuẩn về người được mời thỉnh giảng theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP.
3. Giảng viên của cơ sở đào tạo phải đảm nhiệm được tối thiểu 50% chương trình bồi dưỡng được giao nhiệm vụ.
Theo đó, giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y tế phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
- Giảng viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về giảng viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định tại Điều 34 Nghị định 101/2017/NĐ-CP.
- Người được mời thỉnh giảng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
+ Có trình độ chuyên môn, quản lý, kinh nghiệm phù hợp với chương trình bồi dưỡng;
+ Tiêu chuẩn về người được mời thỉnh giảng theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP).
- Giảng viên của cơ sở đào tạo phải đảm nhiệm được tối thiểu 50% chương trình bồi dưỡng được giao nhiệm vụ.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y tế phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về cơ sở vật chất?
Theo Điều 5 Thông tư 26/2018/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn về cơ sở vật chất như sau:
Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất
1. Tiêu chuẩn về phòng học và trang thiết bị: Bảo đảm có đủ chỗ ngồi và trang thiết bị phù hợp cho việc dạy và học.
2. Nguồn học liệu: Bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin: Có Trang thông tin điện tử cung cấp, cập nhật đủ thông tin về danh sách giảng viên, chương trình, danh mục tài liệu của từng chương trình bồi dưỡng và có hệ thống cơ sở dữ liệu, lưu trữ thông tin về các khóa học, học viên.
Theo đó, cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng viên chức chuyên ngành y tế phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn về phòng học và trang thiết bị: Bảo đảm có đủ chỗ ngồi và trang thiết bị phù hợp cho việc dạy và học.
- Nguồn học liệu: Bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin: Có Trang thông tin điện tử cung cấp, cập nhật đủ thông tin về danh sách giảng viên, chương trình, danh mục tài liệu của từng chương trình bồi dưỡng và có hệ thống cơ sở dữ liệu, lưu trữ thông tin về các khóa học, học viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?