Cơ sở đào tạo tôn giáo có phải là một thành phần trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam hay không?
- Cơ sở đào tạo tôn giáo muốn thành lập thì phải đáp ứng điều kiện gì, do ai thành lập?
- Cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện hoạt động của mình như thế nào?
- Cơ sở đào tạo tôn giáo có phải là một thành phần trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam hay không?
- Có đề nghị đình chỉ hoạt động đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có dẫn đến cơ sở đó bị giải thể hay không?
Cơ sở đào tạo tôn giáo muốn thành lập thì phải đáp ứng điều kiện gì, do ai thành lập?
Cơ sở đào tạo tôn giáo
Tại Điều 37 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo cụ thể như sau:
"Điều 37. Điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo
Tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo;
2. Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo;
3. Có chương trình, nội dung đào tạo; có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo;
4. Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo."
Căn cứ vào quy định trên, có thể thấy cơ sở đào tạo tôn giáo do tổ chức tôn giáo thành lập khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Tuy nhiên, trước khi thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo cần phải gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo, tên cơ sở đào tạo, họ và tên người đại diện cơ sở đào tạo, sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo;
- Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở đào tạo;
- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo gồm các nội dung cơ bản: tên cơ sở đào tạo; địa điểm đặt trụ sở; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; trình độ, loại hình đào tạo; chương trình, nội dung giảng dạy và chuẩn đào tạo của từng trình độ đào tạo; tài chính, tài sản;
- Dự thảo quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo;
- Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo.
Cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện hoạt động của mình như thế nào?
Hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định tại Điều 39 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
"1. Chậm nhất là 20 ngày trước khi cơ sở đào tạo tôn giáo bắt đầu hoạt động, người đại diện cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương về hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo kèm theo văn bản thành lập, quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh, danh sách thành viên ban lãnh đạo, báo cáo về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động.
2. Việc tổ chức đào tạo, tuyển sinh của cơ sở đào tạo tôn giáo thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh đã thông báo.
3. Cơ sở đào tạo tôn giáo khi sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động, quy chế tuyển sinh phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Văn bản đăng ký nêu rõ lý do, nội dung thay đổi kèm theo quy chế sửa đổi.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Cơ sở đào tạo tôn giáo được hoạt động theo quy chế sửa đổi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
4. Cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả đào tạo của từng khóa học với cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc khóa học. Văn bản thông báo nêu rõ tên cơ sở đào tạo tôn giáo, khóa đào tạo, số học viên tốt nghiệp.
5. Việc theo học của người nước ngoài tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 49 của Luật này."
Cơ sở đào tạo tôn giáo có phải là một thành phần trong hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam hay không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Có thể hiểu, đây là một cơ sở được tạo ra nhằm mục đích đào tạo cho người học những kiến thức liên quan đến tôn giáo, hỗ trợ cho quá trình hoạt động tôn giáo của họ, không nhằm mục đích đào tạo kiến thức phổ thông trong chương trình giáo dục của nhà nước.
Có đề nghị đình chỉ hoạt động đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có dẫn đến cơ sở đó bị giải thể hay không?
Các trường hợp giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 42 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016:
"1. Cơ sở đào tạo tôn giáo giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Theo quyết định của tổ chức tôn giáo;
b) Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, cơ sở đào tạo tôn giáo không tổ chức được hoạt động đào tạo;
c) Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động đào tạo tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ."
Có thể thấy, đối với trường hợp đình chỉ hoạt động, chỉ khi nào cơ sở đào tạo tôn giáo hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động đào tạo tôn giáo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ thì mới dẫn đến hậu quả là giải thể. Còn trong trường hợp có đề nghị đình chỉ hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo, các cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, đánh giá và mới đưa ra kết luận có sai phạm hay không để đình chỉ hoạt động.
Như vậy, cơ sở đào tạo tôn giáo do tổ chức tôn giáo thành lập khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện luật định. Việc thành lập và hoạt động được thực hiện theo trình tự luật định. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng có nêu rõ, cơ sở đào tạo tôn giáo không thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo được tiến hành khi rơi vào một trong những trường hợp quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?