Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà có phải là cơ sở dịch vụ y tế không? Ai có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở này?
Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà có phải là cơ sở dịch vụ y tế không?
Việc cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà có phải là cơ sở dịch vụ y tế không, theo quy định tại Điều 39 Nghị định 96/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bệnh viện bao gồm các hình thức sau đây:
a) Bệnh viện đa khoa;
b) Bệnh viện y học cổ truyền;
c) Bệnh viện răng hàm mặt;
d) Bệnh viện chuyên khoa.
2. Phòng khám bao gồm các hình thức sau đây:
a) Phòng khám đa khoa;
b) Phòng khám chuyên khoa;
c) Phòng khám liên chuyên khoa;
d) Phòng khám bác sỹ y khoa;
đ) Phòng khám y học cổ truyền;
e) Phòng khám răng hàm mặt;
g) Phòng khám dinh dưỡng;
h) Phòng khám y sỹ đa khoa.
3. Trạm y tế.
4. Nhà hộ sinh.
5. Phòng chẩn trị y học cổ truyền.
6. Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng bao gồm các hình thức sau đây:
a) Cơ sở xét nghiệm;
b) Cơ sở chẩn đoán hình ảnh;
c) Cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.
7. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.
8. Cơ sở kỹ thuật phục hình răng.
9. Cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng.
10. Cơ sở tâm lý lâm sàng.
11. Cơ sở dịch vụ điều dưỡng.
12. Cơ sở dịch vụ hộ sinh.
13. Cơ sở chăm sóc giảm nhẹ.
14. Cơ sở cấp cứu ngoại viện.
15. Cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.
16. Cơ sở lọc máu.
Theo quy định trên, cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà không được xem là cơ sở dịch vụ y tế.
Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:
Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà có phải là cơ sở dịch vụ y tế không, thì theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
…
7. Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm:
a) Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp;
b) Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà;
c) Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài;
d) Cơ sở dịch vụ kính thuốc;
đ) Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ;
e) Cơ sở dịch vụ y tế khác.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà là thuộc một hình thức cơ sở dịch vụ y tế.
Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà có phải là cơ sở dịch vụ y tế không? Ai có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở này? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà?
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 tuy nhiên, quy định trên đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và được thay thế bởi Điều 51 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024), cụ thể như sau:
- Bộ Y tế cấp mới giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
- Bộ Quốc phòng cấp mới giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
- Bộ Công an cấp mới giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
- Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý, trừ trường hợp quy định trên.
Trước đây, dẫn chiếu đến Điều 45 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này và thông báo cho Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cấp, điều chỉnh hoặc thu hồi giấy phép hoạt động.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý.
Như vậy, theo quy định trên thì giám đốc Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà trên địa bàn.
Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà thuộc Bộ Y tế, bệnh viện tư nhân hoặc thuộc các bộ khác.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà thuộc thẩm quyền quản lý.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà gồm các tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà gồm các tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản sao hợp lệ quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà có vốn đầu tư nước ngoài;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà;
- Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà;
- Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
- Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ đội địa phương là lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân? Chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản từ 2025 như thế nào? Tài sản nào không được kê biên trong thi hành án dân sự?
- Concert ATSH đêm 3 và đêm 4 tổ chức tại sân Mỹ Đình được UBND Thành phố Hà Nội thống nhất theo Thông báo 4032?
- Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất ở có phải xin phép không? Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa như thế nào?
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?