Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là cơ sở dữ liệu của Chính phủ đúng không? Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu này là gì?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là cơ sở dữ liệu của Chính phủ đúng không?
Quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm tại Điều 3 Nghị định 43/2021/NĐ-CP như sau:
Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là Cơ sở dữ liệu quốc gia lưu trữ thông tin về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và thông tin về y tế, an sinh xã hội được cơ quan có thẩm quyền ghi nhận và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ về bảo hiểm của công dân.
2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là cơ sở dữ liệu của Chính phủ được xây dựng thống nhất trên toàn quốc, dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về bảo hiểm phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chính đáng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo quy định trên, cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là cơ sở dữ liệu của Chính phủ được xây dựng thống nhất trên toàn quốc, dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin về bảo hiểm phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chính đáng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là cơ sở dữ liệu của Chính phủ đúng không? Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu này là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm là gì?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2021/NĐ-CP thì việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được xây dựng, quản lý tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được cập nhật đầy đủ, chính xác và kịp thời ngay sau khi các thủ tục hành chính, nghiệp vụ có liên quan đã hoàn thành; duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật.
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin.
- Việc xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm tuân thủ các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử; các quy định pháp luật về kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam; quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước; các quy định về bảo đảm bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm bao gồm những thông tin nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 43/2021/NĐ-CP thì cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm bao gồm những thông tin sau:
(1) Dữ liệu cơ bản cá nhân bao gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; dân tộc; quốc tịch; nơi đăng ký khai sinh; quê quán, nơi thường trú; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
(2) Thông tin liên hệ của công dân.
(3) Nhóm thông tin về hộ gia đình: Mã hộ gia đình; địa chỉ; danh sách các thành viên trong hộ gia đình.
(4) Nhóm thông tin về bảo hiểm xã hội: Mã số bảo hiểm xã hội; mã đơn vị quản lý người tham gia; cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý; loại đối tượng bảo hiểm xã hội; phương thức đóng; quá trình đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; mã số thuế.
(5) Nhóm thông tin về bảo hiểm y tế: Mã mức hưởng; loại đối tượng; nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; thời điểm hết hạn; thời điểm đủ 05 năm liên tục; quá trình đóng, hưởng.
(6) Nhóm thông tin về bảo hiểm thất nghiệp: Quá trình đóng, hưởng; thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.
(7) Nhóm thông tin về người sử dụng lao động gồm: Tên; mã số doanh nghiệp/số quyết định thành lập; mã số thuế; địa chỉ trụ sở chính; ngành, nghề kinh doanh (hoặc ngành, nghề kinh doanh chính)/lĩnh vực hoạt động; số điện thoại, thư điện tử; loại hình doanh nghiệp/loại hình tổ chức; phương thức đóng.
(8) Nhóm thông tin cơ bản về y tế.
(9) Nhóm thông tin về an sinh xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?