Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có cập nhật thông tin về nguyên quán và quê quán của công dân hay không?

Cho tôi hỏi nguyên quán và quê quán của công dân là giống hay khác nhau? Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có cập nhật thông tin về nguyên quán và quê quán của công dân hay không? Việc cập nhật thông tin của công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đảm bảo những yêu cầu nào? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có cập nhật thông tin về nguyên quán và quê quán của công dân không?

Theo khoản 1 Điều 9 Luật Căn cước công dân 2014 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 37 Luật Cư trú 2020) như sau:

Thông tin về công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm:
a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
b) Ngày, tháng, năm sinh;
c) Giới tính;
d) Nơi đăng ký khai sinh;
đ) Quê quán;
e) Dân tộc;
g) Tôn giáo;
h) Quốc tịch;
i) Tình trạng hôn nhân;
k) Nơi thường trú;
l) Nơi tạm trú;
m) Tình trạng khai báo tạm vắng;
n) Nơi ở hiện tại;
o) Quan hệ với chủ hộ;
p) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
q) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
r) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
s) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
...

Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không cập nhật thông tin về nguyên quán mà chỉ có thông tin về quê quán của công dân.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có cập nhật thông tin về nguyên quán và quê quán của công dân hay không?

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (Hình từ Internet)

Nguyên quán và quê quán của công dân được hiểu như thế nào?

Trước đây, theo thông tư Thông tư 36/2014/TT-BCA (đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Thông tư 56/2021/TT-BCA), thông tin về nguyên quán được Bộ Công an sử dụng nguyên quán trong các giấy tờ về cư trú như Sổ hộ khẩu, Bản khai nhân khẩu, Giấy chuyển hộ khẩu, chứng minh nhân dân,... với mục đích cung cấp thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại trong trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh của công dân không có mục này.

Tuy nhiên, theo Thông tư 55/2021/TT-BCA khái niệm nguyên quán không còn được nhắc đến.

Và quê quán của công dân được định nghĩa tại khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
...

Theo đó, quê quán của công dân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.

Như vậy, nguyên quán và quê quán của công dân là hai thuật ngữ khác nhau.

Việc cập nhật thông tin của công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 137/2015/NĐ-CP (được sửa đổi và bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP) như sau:

Nguồn thông tin, yêu cầu, thứ tự thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
...
2. Việc thu thập, cập nhật thông tin về công dân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;
b) Trường hợp thông tin về công dân được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập thông tin về công dân, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin;
c) Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.
...

Theo đó, việc cập nhật thông tin của công dân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải đảm bảo những yêu cầu sau đây:

- Các thông tin về công dân chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi được kiểm tra thông tin đó là chính xác;

- Trường hợp thông tin về công dân được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập thông tin về công dân, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định 137/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 37/2021/NĐ-CP có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc công dân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin;

- Các thông tin về công dân đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được quá trình lịch sử các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chuẩn Quyết định 1864?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được lưu trữ tại đâu? Quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Pháp luật
Hướng dẫn điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo đề nghị của công dân mới nhất 2024 như thế nào?
Pháp luật
Khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư của người bị tuyên bố mất tích do ai quyết định?
Pháp luật
Mẫu phiếu cập nhật chỉnh sửa thông tin dân cư (mẫu DC02)? Hướng dẫn cách điền phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư chính xác nhất?
Pháp luật
Có thể khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo phương thức nào?
Pháp luật
Thu thập, cung cấp và cập nhật thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Công dân có thể khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua Ứng dụng định danh quốc gia không?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sao lưu tại cơ quan nào? Việc thu thập, cập nhật thông tin phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Pháp luật
Điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì? Việc điều chỉnh thông tin thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
2,011 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào