Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sao lưu tại cơ quan nào? Việc thu thập, cập nhật thông tin phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sao lưu tại cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 70/2024/NĐ-CP như sau:
Quản lý, vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
1. Ngoài những thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều 9 Luật Căn cước, những thông tin khác liên quan đến công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này nếu có trong cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác do cơ quan, tổ chức quản lý, chia sẻ cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để phục vụ việc khai thác, sử dụng chung trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số.
2. Giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức khác có liên quan để xác định, thống nhất các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này được chia sẻ, thu thập, cập nhật, lưu trữ vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và việc tổ chức triển khai thực hiện cụ thể, bảo đảm hiệu quả, an ninh, an toàn thông tin.
3. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành cung cấp 03 thông tin cơ bản của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch gồm họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, số định danh cá nhân để thực hiện việc kết nối, chia sẻ, đồng bộ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Như vậy, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sao lưu thường xuyên tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an và được lưu trữ dự phòng, bảo mật.
Việc sao lưu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được bảo vệ an toàn, định kỳ kiểm tra và phục hồi thử để sẵn sàng sử dụng.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được phục hồi khi dữ liệu bị phá hủy, tấn công mạng, truy nhập trái phép.
Các thiết bị lưu trữ dữ liệu Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bị lỗi, hư hỏng khi giao cho tổ chức, cá nhân bảo hành, sửa chữa phải có cán bộ chuyên môn giám sát và được sự đồng ý của Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an, khi thay thế thiết bị lưu trữ phải giữ lại thiết bị cũ để quản lý.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được sao lưu tại cơ quan nào? Việc thu thập, cập nhật thông tin phải bảo đảm các yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Việc thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm các yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 5 Nghị định 70/2024/NĐ-CP thì việc thu thập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải bảo đảm các yêu cầu sau:
(1) Thông tin chỉ được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi đã kiểm tra, bảo đảm tính xác thực, hợp pháp và chính xác;
(2) Trường hợp thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau mà không thống nhất về nội dung thông tin thì khi thu thập thông tin, cơ quan có thẩm quyền sau đây có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan hoặc cá nhân để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin:
- Bộ Công an
- Công an cấp tỉnh, huyện, xã
(3) Các thông tin đã được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được lưu trữ đầy đủ, thể hiện được nội dung, lý do, cơ quan hoặc cá nhân thực hiện các lần cập nhật, thay đổi, điều chỉnh.
Có bao nhiêu phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Căn cước 2023 thì có 06 phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
(1) Kết nối, chia sẻ trực tiếp giữa cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoặc
Theo các phương thức khác của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
(2) Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an;
(3) Văn bản cung cấp thông tin;
(4) Ứng dụng định danh quốc gia;
(5) Nền tảng định danh và xác thực điện tử;
(6) Phương thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?