Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản gồm những nội dung gì?
- Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là một bộ phận cấu thành của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản đúng không?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản?
- Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản gồm những thông tin gì?
Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là một bộ phận cấu thành của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản đúng không?
Theo Chương II Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT, cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là một trong những dữ liệu thành phần hay chính là một bộ phận cấu thành của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, bao gồm các thông tin có cấu trúc phản ánh về tiềm lực, kết quả và hoạt động về thủy sản.
Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản?
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản nhứ sau:
Quản lý tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
1. Tổng cục Thủy sản căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý nhà nước để tổ chức việc cấp, khóa tài khoản truy cập cho cá nhân (cán bộ, công chức, viên chức) và tổ chức (cơ quan hành chính nhà nước).
...
Theo đó, Tổng cục Thủy sản căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý nhà nước để tổ chức việc cấp tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản cho các cá nhân cán bộ, công chức, viên chức) và tổ chức (cơ quan hành chính nhà nước) và cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là một trong những bộ phận cấu thành của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản gồm những thông tin gì?
Theo Điều 7 Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT (được bổ sung bởi khoản 3 Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT và khoản 4 Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT) cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản gồm những nội dung như sau:
- Dữ liệu về nguồn lợi thủy sản: Thành phần loài (tên thông thường và tên khoa học), mật độ, độ phong phú, phân bố, trữ lượng, sản lượng khai thác cho phép, đặc điểm sinh học, yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, thủy sinh vật có liên quan đến nguồn lợi thủy sản, mức độ nguy cấp, quý, hiếm.
- Dữ liệu về khu bảo tồn biển; khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản: Tên khu, loại hình bảo vệ, cấp quản lý, tọa độ địa lý, tên người đại diện, quyết định thành lập, tổng diện tích, diện tích từng phân khu chức năng, vùng đệm và đối tượng chính được bảo vệ.
- Dữ liệu khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tên khu, đối tượng chính được bảo vệ, tọa độ địa lý, diện tích và tổ chức được giao quản lý.
- Dữ liệu về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Địa chỉ, tọa độ địa lý, đối tượng quản lý, tên tổ chức cộng đồng, số quyết định công nhận và giao quyền, số lượng thành viên, số lượng thành viên chia theo nghề, thông tin người đại diện tổ chức cộng đồng.
- Dữ liệu về khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn: Tên khu vực, phạm vi, tọa độ địa lý, đối tượng chính cần bảo vệ, thời gian cấm khai thác thủy sản.
- Dữ liệu về đường di cư tự nhiên của loài thủy sản: Tên loài, hướng và thời gian di cư.
- Dữ liệu về tái tạo nguồn lợi thủy sản: Tên loài được thả tái tạo, thời gian và địa điểm thả, số lượng được thả, giai đoạn phát triển (giống, thương phẩm, bố mẹ), tên tổ chức, cá nhân thả.
- Dữ liệu về danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.
- Dữ liệu về thu mẫu nghề cá thương phẩm:
+ Thông tin thống kê số lượng tàu cá: Nhóm nghề (lưới kéo, câu, lưới rê, lưới vây, chụp, vó mành, nghề khác) được chia thành các nhóm loại nghề; số lượng tàu cá; đội tàu điều tra và số lượng phiếu điều tra tính theo tháng;
+ Thông tin chuyến khai thác: Người thu mẫu, địa điểm, thời gian, thông tin về tàu cá (chủ tàu, thuyền trưởng, số đăng ký tàu cá, số thuyền viên trên tàu cá, chiều dài lớn nhất, công suất máy, nghề khai thác chính), ngư trường, thời gian chuyển khai thác (ngày xuất, cập cảng), nơi xuất và cập cảng, số ngày hoạt động, số ngày đánh bắt trong chuyến khai thác và tháng trước, tổng số mẻ lưới, sản lượng chuyển tải và tổng sản lượng;
+ Thông tin ngư cụ: Loại ngư cụ (lưới rê (nổi, đáy, rê khác)), lưới kéo (kéo đôi, kéo đơn), lưới vây (vây ngày, vây ánh sáng, vây khác), thông số kỹ thuật của ngư cụ (độ mở ngang miệng lưới, mắt lưới (ở tùng, ở đụt)), chiều dài (giềng phao, giềng chì, vàng câu, tăng gông), chiều cao lưới, tổng chiêu dài lưới, số lưỡi câu, tổng công suất bóng đèn;
+ Thông tin sản lượng khai thác: Nhóm thương phẩm, sản lượng và giá bán.
+ Thông tin về dữ liệu sinh học nghề cá: chiều dài, khối lượng, giới tính, tuyến sinh dục của cá thể các nhóm thuỷ sản thương phẩm.
- Dữ liệu về giám sát viên trên tàu cá: danh sách giám sát viên, nghề thực hiện giám sát, số lượng chuyến biển giám sát hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?