Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu về Biểu thuế?
Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế là gì?
Căn cứ Điều 4 Quy chế thu thập, cập nhật, sử dụng Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế; Cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế ban hành kèm theo Quyết định 3864/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định cơ sở dữ liệu về Biểu thuế như sau:
Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế
Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế là tập hợp các thông tin liên quan đến mức thuế và điều kiện áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
1. Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
2. Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt;
3. Biểu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu;
4. Các Biểu thuế khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Như vậy, theo quy định, cơ sở dữ liệu về Biểu thuế là tập hợp các thông tin liên quan đến mức thuế và điều kiện áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
(1) Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt;
(2) Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt;
(3) Biểu thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa nhập khẩu;
(4) Các Biểu thuế khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu về Biểu thuế?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế thu thập, cập nhật, sử dụng Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế; Cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế ban hành kèm theo Quyết định 3864/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định như sau:
Thu thập, cập nhật
...
2. Đối với Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế:
a) Trách nhiệm thu thập:
Cục Thuế xuất nhập khẩu thu thập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nguồn dữ liệu thu thập.
b) Trách nhiệm cập nhật:
Cục Thuế XNK phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan chịu trách nhiệm chuyển đổi định dạng dữ liệu phù hợp và cập nhật các thông tin của Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế trên dịch vụ tra cứu Danh mục, Biểu thuế, HS tại cổng thông tin điện tử của ngành Hải quan và Hệ thống VNACCS ngay khi nhận được dữ liệu bàn giao từ đơn vị ban hành văn bản; và đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu cập nhật so với bản dữ liệu gốc nhận được.
3. Đối với Hệ thống MHS:
a) Trách nhiệm thu thập, cập nhật:
a.1) Thông tin do người khai hải quan khai báo khi làm thủ tục hải quan gồm các thông tin về tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các chứng từ điện tử đi kèm Tờ khai hải quan do Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan chịu trách nhiệm liên kết lấy dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu Tờ khai để cập nhật vào Hệ thống MHS.
...
Như vậy, theo quy định, việc thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu về Biểu thuế do các cơ quan sau đây chịu trách nhiệm:
(1) Trách nhiệm thu thập: Cục Thuế xuất nhập khẩu thu thập và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nguồn dữ liệu thu thập.
(2) Trách nhiệm cập nhật: Cục Thuế Xuất nhập khẩu phối hợp với Cục Công nghệ thông tin và Thống kê Hải quan chịu trách nhiệm chuyển đổi định dạng dữ liệu phù hợp và cập nhật các thông tin của Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế trên dịch vụ tra cứu Danh mục, Biểu thuế, HS tại cổng thông tin điện tử của ngành Hải quan và Hệ thống VNACCS ngay khi nhận được dữ liệu bàn giao từ đơn vị ban hành văn bản.
Đồng thời, đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của dữ liệu cập nhật so với bản dữ liệu gốc nhận được.
Đối tượng nào được quyền khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế thu thập, cập nhật, sử dụng Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế; Cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế ban hành kèm theo Quyết định 3864/QĐ-TCHQ năm 2015 quy định về khai thác, sử dụng như sau:
Khai thác, sử dụng
1. Đối tượng khai thác, sử dụng:
a) Đối với Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế: Công chức hải quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
b) Đối với Cơ sở dữ liệu về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế:
b.1) Công chức, viên chức hải quan làm công tác phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế tại cấp Chi cục và tương đương, cấp Cục và Cục Thuế XNK.
b.2) Công chức, viên chức làm công tác phân tích, phân loại hàng hóa tại Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu và các Chi nhánh.
b.3) Công chức, viên chức thực hiện các công việc khác nếu có liên quan đến công tác phân tích, phân loại áp dụng mức thuế phải được sự phê duyệt của lãnh đạo đơn vị.
2. Hướng dẫn sử dụng:
a) Đối với Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế: khai thác, sử dụng trên dịch vụ tra cứu Danh mục, Biểu thuế, HS tại Cổng thông tin điện tử ngành Hải quan theo Tài liệu hướng dẫn sử dụng được cập nhật tại dịch vụ tra cứu này.
...
Như vậy, theo quy định, công chức hải quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được quyền khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu về Biểu thuế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?