Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự là gì? Thông tin cá nhân của người chấp hành án có được đảm bảo bí mật trên cơ sở dữ liệu thi hành án hình sự không?
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự là gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 59/2020/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự quy định như sau:
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự là tập hợp thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự và thông tin khác có liên quan đến người, pháp nhân thương mại chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về các hình phạt và biện pháp tư pháp.
2. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do Bộ Công an thống nhất quản lý là một bộ phận của hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin phòng, chống tội phạm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự.
3. Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân;
b) Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được kết nối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân. Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng ban hành hướng dẫn việc kết nối, cung cấp, trao đổi dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân và cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự là tập hợp thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự và thông tin khác có liên quan đến người, pháp nhân thương mại chấp hành bản án, quyết định của Tòa án về các hình phạt và biện pháp tư pháp.
- Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự do Bộ Công an thống nhất quản lý là một bộ phận của hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin phòng, chống tội phạm nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về thi hành án hình sự.
- Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân được kết nối với cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng ban hành hướng dẫn việc kết nối, cung cấp, trao đổi dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Công an nhân dân và cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.
Cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự (Hình từ Internet)
Thông tin cá nhân của người chấp hành án có được đảm bảo bí mật trên cơ sở dữ liệu thi hành án hình sự không?
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 59/2020/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự quy định như sau:
Nguyên tắc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Tuân thủ Luật Thi hành án hình sự; Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Mọi thông tin liên quan đến việc thi hành án hình sự của người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp phải được thu thập, cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác, khách quan, khoa học và khai thác, sử dụng đúng mục đích, theo đúng quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm bí mật thông tin cá nhân của người, thông tin của pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp theo quy định của pháp luật.
4. Việc quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự thực hiện theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
Như vậy, thông tin cá nhân của người, thông tin của pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp được đảm bảo bí mật trên cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự.
Thông tin cơ bản về người chấp hành án trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm những thông tin gì?
Căn cứ vào Điều 8 Nghị định 59/2020/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự quy định như sau:
Thông tin trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự
1. Thông tin về tình hình, kết quả thi hành án hình sự trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Số liệu về người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
b) Tình hình, kết quả thi hành án hình sự đối với người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
c) Tình hình về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ công tác thi hành án hình sự.
2. Thông tin cơ bản về người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án hình sự;
b) Lý lịch người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
c) Tóm tắt quá trình phạm tội;
d) Tiền án;
đ) Tiền sự;
e) Nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự và việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự;
g) Diễn biến quá trình chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp bao gồm hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án; miễn, giảm thời hạn chấp hành án; tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện; buộc chấp hành án phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo; đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh; hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; chấm dứt trước thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; giải quyết trường hợp người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp bỏ trốn hoặc chết; kết quả chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
h) Nơi về cư trú, làm việc của người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp sau khi chấp hành xong hình phạt, biện pháp tư pháp.
3. Thông tin cơ bản về pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
a) Bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án hình sự;
b) Thông tin về pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
c) Tóm tắt quá trình phạm tội;
d) Nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự và việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự;
đ) Diễn biến quá trình chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp bao gồm cưỡng chế thi hành án, chuyển giao nghĩa vụ thi hành án; kết quả chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp.
4. Các hình thức thu thập, cập nhật thông tin:
a) Báo cáo định kỳ, báo cáo vụ việc, báo cáo chuyên đề về thi hành án hình sự và các số liệu thống kê theo mẫu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Hồ sơ người, pháp nhân thương mại chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
c) Các cơ sở dữ liệu có liên quan;
d) Các hình thức khác.
Như vậy, thông tin cơ bản về người chấp hành án trong cơ sở dữ liệu về thi hành án hình sự bao gồm:
- Bản án, quyết định;
- Lý lịch người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
- Tóm tắt quá trình phạm tội;
- Tiền án;
- Tiền sự;
- Nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự và việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự;
- Diễn biến quá trình chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp bao gồm:
+ Hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành án; miễn, giảm thời hạn chấp hành án;
+ Tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện;
+ Buộc chấp hành án phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo;
+ Đình chỉ thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
+ Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
+ Chấm dứt trước thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;
+ Giải quyết trường hợp người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp bỏ trốn hoặc chết; kết quả chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp;
+ Nơi về cư trú, làm việc của người chấp hành án, chấp hành biện pháp tư pháp sau khi chấp hành xong hình phạt, biện pháp tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?