Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định?
- Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định?
- Ai có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển?
Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm như thế nào theo quy định?
Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 7 Điều 52 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Nguyên tắc ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
1. Ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
2. Chú trọng công tác phòng ngừa, chủ động xây dựng kế hoạch, đầu tư trang thiết bị, vật tư, nguồn nhân lực để sẵn sàng ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.
3. Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được phân cấp để phân công trách nhiệm ứng phó.
4. Thông tin sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải được báo cáo, xử lý kịp thời.
5. Huy động nhanh nhất mọi nguồn lực cho hoạt động ứng phó; bảo đảm chỉ huy thống nhất, điều phối, phối hợp hiệu quả, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển, ưu tiên các hoạt động để cứu người bị nạn.
6. Bảo đảm an toàn, phòng, chống cháy nổ trong ứng phó.
7. Cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm khắc phục sự cố, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu, hóa chất độc gây ra theo quy định của pháp luật.
8. Việc phòng ngừa, khắc phục, xử lý sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật có liên quan.
Theo đó, cơ sở gây ra sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển phải chịu trách nhiệm khắc phục sự cố, khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường và bồi thường thiệt hại do sự cố tràn dầu, hóa chất độc gây ra theo quy định của pháp luật.
Sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển?
Quyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được quy định tại Điều 55 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
Trong trường hợp cơ sở gây sự cố cản trở hoạt động khắc phục sự cố và điều tra, xác định nguyên nhân sự cố, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố.
Theo đó, trong trường hợp cơ sở gây sự cố cản trở hoạt động khắc phục sự cố và điều tra, xác định nguyên nhân sự cố, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở gây sự cố.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển?
Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển được quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Trách nhiệm trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển
1. Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố trong phạm vi cả nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Chỉ đạo theo thẩm quyền và huy động lực lượng, phương tiện của các bộ, ngành, địa phương, trung tâm ứng phó sự cố khu vực để ứng phó sự cố xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình;
c) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của các nước có liên quan để xử lý sự cố xảy ra trên vùng biển Việt Nam hoặc vùng nước tiếp giáp với các nước khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp vượt quá thẩm quyền.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bộ, ngành có liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển; chủ trì, phối hợp với bộ, ngành có liên quan ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản về giám sát, đánh giá rủi ro, khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển;
b) Phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và bộ, ngành, địa phương có liên quan để ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.
...
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm như trên trong ứng phó sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?