Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi gian lận để được thành lập thì có bị đình chỉ hoạt động giáo dục không?
- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là gì?
- Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục theo quy định pháp luật?
- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi gian lận để được thành lập thì có bị đình chỉ hoạt động giáo dục không?
- Có được đề nghị để hoạt động giáo dục trở lại sau khi bị đình chỉ hoạt động giáo dục không?
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về khái niệm cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
"Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là cơ sở giáo dục do tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, được phép sử dụng con dấu và tài khoản riêng."
Ngoài ra, tại Điều 32 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
- Được bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hoạt động và chịu sự quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Thực hiện công khai cam kết về chất lượng giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và thu, chi tài chính. Chịu trách nhiệm bồi hoàn cho người học các khoản chi phí người học đã nộp trong trường hợp cung cấp chương trình đào tạo không bảo đảm chất lượng giáo dục như cam kết.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, cán bộ, giảng viên, giáo viên và người lao động trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
- Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về tình hình phát triển toàn diện của cơ sở và giải trình đầy đủ khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu. Báo cáo bao gồm các nội dung chính: Việc thực hiện quyết định cho phép hoạt động, cơ cấu tổ chức, giáo viên, giảng viên, số lượng tuyển sinh, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, văn bằng được cấp, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị. Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi gian lận để được thành lập
Ai có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục theo quy định pháp luật?
Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 50 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục như sau:
- Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục.
- Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục phải nêu rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền lợi của người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên trong cơ sở giáo dục, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi gian lận để được thành lập thì có bị đình chỉ hoạt động giáo dục không?
Theo khoản 2 Điều 50 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về như sau:
"2. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động giáo dục;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Nghị định này;
c) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 Nghị định này, trường hợp cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có hành vi gian lận để được thành lập thì có thể bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
Có được đề nghị để hoạt động giáo dục trở lại sau khi bị đình chỉ hoạt động giáo dục không?
Theo khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều 50 Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về như sau:
- Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép hoạt động trở lại khi khắc phục được vi phạm dẫn đến bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
- Hồ sơ đề nghị được hoạt động giáo dục trở lại bao gồm:
+ Đơn đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại, trong đó nêu rõ kết quả khắc phục vi phạm dẫn đến bị đình chỉ;
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
+ Biên bản kiểm tra.
- Người có thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục thì có thẩm quyền cho phép cơ sở giáo dục hoạt động giáo dục trở lại.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động giáo dục trở lại, cơ quan tiếp nhận hồ sơ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thư điện tử cho nhà đầu tư.
Trường hợp cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện để hoạt động trở lại, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của cấp có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?