Cơ sở giáo dục đại học được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính khi đáp ứng những điều kiện nào theo quy định?
- Cơ sở giáo dục đại học được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính khi đáp ứng những điều kiện nào theo quy định?
- Nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cơ sở giáo dục đào tạo gồm những nguồn nào?
- Nguồn kinh phí để cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên được lấy từ đâu?
Cơ sở giáo dục đại học được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính khi đáp ứng những điều kiện nào theo quy định?
Điều kiện tự chủ tài chính của cơ sở giáo dục đại học được quy định tại Điều 29 Nghị định 60/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện tự chủ của cơ sở giáo dục đại học
Cơ sở giáo dục đại học được thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
1. Đã thành lập Hội đồng trường, Hội đồng Đại học và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
2. Đã ban hành và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học; quy chế phối hợp giữa Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học, đảng ủy và nhà trường; quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế dân chủ; quy chế quản lý đào tạo, khoa học công nghệ, học sinh sinh viên, tài chính tài sản và có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định.
3. Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học.
4. Xây dựng đề án tự chủ và thực hiện công khai đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, cơ sở giáo dục đại học được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Đã thành lập Hội đồng trường, Hội đồng Đại học và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
(2) Đã ban hành và tổ chức thực hiện:
- Quy chế hoạt động của Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học;
- Quy chế phối hợp giữa Hội đồng trường hoặc Hội đồng Đại học, đảng ủy và nhà trường;
- Quy chế tổ chức và hoạt động;
- Quy chế dân chủ;
- Quy chế quản lý đào tạo, khoa học công nghệ, học sinh sinh viên, tài chính tài sản.
Có chính sách bảo đảm chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định.
(3) Thực hiện phân quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đến từng đơn vị, cá nhân trong cơ sở giáo dục đại học.
(4) Xây dựng đề án tự chủ và thực hiện công khai đầy đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Cơ sở giáo dục đại học được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính khi đáp ứng những điều kiện nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cơ sở giáo dục đào tạo gồm những nguồn nào?
Nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ được quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 60/2021/NĐ-CP như sau:
Tự chủ tài chính
1. Nguồn tài chính
Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 11, Điều 15 và Điều 19 Nghị định này và các quy định sau:
...
c) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, gồm: Thu dịch vụ giáo dục đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên; thu dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức, kỹ năng để cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác; thu dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo; thu từ hoạt động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp; thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đào tạo và quy định của pháp luật. Các khoản thu dịch vụ phải được quy định cụ thể và công khai.
2. Sử dụng nguồn tài chính
Cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp quyết định sử dụng nguồn tài chính của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên, bảo đảm đạt chuẩn chất lượng đầu ra theo đúng cam kết. Việc tự chủ sử dụng nguồn tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 16 và Điều 20 Nghị định này và các quy định sau:
...
Như vậy, theo quy định, nguồn thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của cơ sở giáo dục đào tạo gồm:
(1) Thu dịch vụ giáo dục đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên;
(2) Thu dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức, kỹ năng để cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác;
(3) Thu dịch vụ tư vấn giáo dục đào tạo;
(4) Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo với doanh nghiệp;
(5) Thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ;
(6) Các dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ sở giáo dục đào tạo và quy định của pháp luật.
Nguồn kinh phí để cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên được lấy từ đâu?
Nguồn kinh phí để cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện chính sách miễn, giảm học phí được quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 60/2021/NĐ-CP như sau:
Tự chủ tài chính
1. Nguồn tài chính
Nguồn tài chính của cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 11, Điều 15 và Điều 19 Nghị định này và các quy định sau:
a) Ngân sách nhà nước cấp kinh phí cho cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp công lập để thực hiện chính sách miễn, giảm học phí; hỗ trợ chi phí học tập và chính sách hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên (nếu có) theo quy định của Nhà nước;
b) Thu học phí theo quy định của pháp luật về giáo dục, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các quy định của Chính phủ về học phí;
...
Như vậy, theo quy định, nguồn kinh phí để cơ sở giáo dục đào tạo thực hiện chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên do ngân sách nhà nước cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?