Cơ sở giáo dục đại học khi muốn sáp nhập vào cơ sở khác cần phải đảm bảo những yêu cầu nào? Cơ sở giáo dục đại học khi sáp nhập thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ gì?
- Cơ sở giáo dục đại học khi muốn sáp nhập vào cơ sở khác cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Cơ sở giáo dục đại học khi sáp nhập thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ gì?
- Sau khi đầy đủ hồ sơ thì cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện theo trình tự nào?
- Thẩm quyền quyết định sáp nhập cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Cơ sở giáo dục đại học khi muốn sáp nhập vào cơ sở khác cần phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Giáo dục đại học 2012 như sau:
Việc sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học;
2. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
3. Bảo đảm quyền lợi của giảng viên, viên chức, người lao động và người học;
4. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.
Như vậy, cơ sở giáo dục đại học khi muốn sáp nhập vào cơ sở khác cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
(1) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học;
(2) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
(3) Bảo đảm quyền lợi của giảng viên, viên chức, người lao động và người học;
(4) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học.
Cơ sở giáo dục đại học (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục đại học khi sáp nhập thì cần phải chuẩn bị đầy đủ những hồ sơ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 94 Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
Sáp nhập, chia, tách trường đại học
...
3. Hồ sơ gồm:
a) Tờ trình của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); tờ trình của trường đại học (đối với trường tư thục) trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập hoặc sau khi chia, tách;
b) Biên bản họp Đại hội cổ đông về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học (đối với trường tư thục);
c) Đề án sáp nhập, chia, tách trường đại học, trong đó làm rõ mục đích của việc sáp nhập, chia, tách trường đại học; trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập, chia, tách; dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự; phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường; kế hoạch, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.
...
Như vậy, cơ sở giáo dục đại học khi sáp nhập thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:
(1) Tờ trình của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập);
Tờ trình của trường đại học (đối với trường tư thục) trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập hoặc sau khi chia, tách;
(2) Biên bản họp Đại hội cổ đông về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học (đối với trường tư thục);
(3) Đề án sáp nhập, chia, tách trường đại học, trong đó làm rõ mục đích của việc sáp nhập, chia, tách trường đại học;
Trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập, chia, tách;
Dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự;
Phương án đối với người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên của trường;
Kế hoạch, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.
Sau khi đầy đủ hồ sơ thì cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện theo trình tự nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 94 Nghị định 46/2017/NĐ-CP như sau:
Sáp nhập, chia, tách trường đại học
...
4. Trình tự thực hiện:
a) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung;
b) Trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định tại khoản 3 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Như vậy, sau khi đầy đủ hồ sơ thì cơ sở giáo dục đại học phải thực hiện tiếp tục theo trình tự sau:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc nếu hồ sơ không đầy đủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); Trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung;
Trường hợp hồ sơ đáp ứng, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Thẩm quyền quyết định sáp nhập cơ sở giáo dục đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 27 Luật Giáo dục đại học 2012, một số cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và khoản 2 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
Thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đại học, học viện, trường đại học công lập; quyết định cho phép thành lập trường đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo đối với, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, thẩm quyền quyết định sáp nhập cơ sở giáo dục đại học thuộc về người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học (Thủ tướng Chính phủ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?