Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hay không?
- Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hay không?
- Việc cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam có phải là hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học không?
- Đối tượng nào có trách nhiệm quy định việc quản lý hoạt động cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam?
Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hay không?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 46 Luật Giáo dục đại học 2012 thì cơ sở giáo dục đại học nước ngoài được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định.
Lưu ý số 1: Để được cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam thì cơ sở giáo dục đại học nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau:
- Có tư cách pháp nhân;
- Có thời gian hoạt động giáo dục đại học ít nhất là 05 năm ở nước sở tại;
- Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng;
- Có quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng đại diện dự kiến thành lập tại Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Lưu ý số 2: Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đại học là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lưu ý số 3: Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có thể bị thu hồi nếu không hoạt động sau thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép lần đầu.
Đối với trường hợp này, Văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Ngoài ra, nếu trong trường hợp bị phát hiện có sự giả mạo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài cũng sẽ bị chấm dứt hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Việc cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam có phải là hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học không?
Căn cứ tại Điều 44 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học:
Các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học
1. Liên kết đào tạo.
2. Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.
3. Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
4. Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.
5. Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học.
6. Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.
7. Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
8. Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngoài.
9. Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam là một trong những hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học theo quy định.
Trong đó, văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có chức năng đại diện cho cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.
Đồng thời, văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thúc đẩy hợp tác với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thông qua việc xúc tiến xây dựng các chương trình, dự án hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học;
- Tổ chức các hoạt động giao lưu, tư vấn, trao đổi thông tin, hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục đại học nhằm giới thiệu về tổ chức, cơ sở giáo dục đại học nước ngoài;
- Đôn đốc, giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giáo dục đại học đã ký kết với các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam;
- Không được thực hiện hoạt động giáo dục đại học sinh lợi trực tiếp tại Việt Nam và không được phép thành lập chi nhánh trực thuộc văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.
Đối tượng nào có trách nhiệm quy định việc quản lý hoạt động cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật Giáo dục đại học 2012 thì đối tượng có trách nhiệm quy định việc quản lý hoạt động cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo còn có trách nhiệm:
- Quy định việc khuyến khích cơ sở giáo dục đại học đầu tư, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong hoạt động giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với nước ngoài;
- Quy định việc liên kết của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam với cơ sở giáo dục đại học nước ngoài.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 thì Chính phủ có chính sách phù hợp thực hiện các cam kết song phương và đa phương.
Với mục đích tạo điều kiện phát triển hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ sở giáo dục đại học theo nguyên tắc đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục đại học; tăng cường quản lý về liên doanh, liên kết giáo dục đại học với nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?