Cơ sở giáo dục đại học thực hiện hợp tác quốc tế thông qua những hình thức nào theo quy định pháp luật?

Cho tôi hỏi cơ sở giáo dục đại học thực hiện hợp tác quốc tế thông qua những hình thức nào theo quy định pháp luật? Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu gì? Câu hỏi của chị Mai từ Long An.

Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế trong cơ sở giáo dục đại học là gì?

Căn cứ Điều 43 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế như sau:

Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế
1. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
2. Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục đại học phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như vậy, hoạt động hợp tác quốc tế trong cơ sở giáo dục đại học được thực hiện nhằm mục tiêu:

(1) Nâng cao chất lượng giáo dục đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

(2) Tạo điều kiện để cơ sở giáo dục đại học phát triển bền vững, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Cơ sở giáo dục đại học thực hiện hợp tác quốc tế thông qua những hình thức nào theo quy định pháp luật?

Mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế trong cơ sở giáo dục đại học là gì? (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục đại học thực hiện hợp tác quốc tế thông qua những hình thức nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 44 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học như sau:

Các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học
1. Liên kết đào tạo.
2. Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.
3. Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.
4. Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.
5. Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học.
6. Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ; cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.
7. Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.
8. Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngoài.
9. Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các hình thức hợp tác quốc tế của cơ sở giáo dục đại học bao gồm:

(1) Liên kết đào tạo.

(2) Thành lập văn phòng đại diện của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài tại Việt Nam.

(3) Hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học.

(4) Tư vấn, tài trợ, đầu tư phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị.

(5) Bồi dưỡng, trao đổi giảng viên, nghiên cứu viên, cán bộ quản lý và người học.

(6) Liên kết thư viện, trao đổi thông tin phục vụ hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ;

Cung ứng chương trình đào tạo; trao đổi các ấn phẩm, tài liệu và kết quả hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.

(7) Tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế.

(8) Mở văn phòng đại diện cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam ở nước ngoài.

(9) Các hình thức hợp tác khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 45 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định về việc liên kết đào tạo với nước ngoài như sau:

Liên kết đào tạo với nước ngoài
...
2. Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài là chương trình của nước ngoài hoặc chương trình do hai bên cùng xây dựng. Việc tổ chức đào tạo được thực hiện toàn bộ tại Việt Nam hoặc một phần tại Việt Nam và một phần tại nước ngoài.
3. Cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng, có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp văn bằng trong lĩnh vực liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp cấp. Các bên liên kết phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình đào tạo.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đề án liên kết đào tạo với nước ngoài đối với ngành đào tạo giáo viên, ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe sau khi có ý kiến của bộ, ngành liên quan; đề án liên kết đào tạo của cơ sở giáo dục đại học không thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
...

Như vậy, theo quy định, cơ sở giáo dục đại học nước ngoài liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục đại học Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

(1) Là cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng;

(2) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp văn bằng trong lĩnh vực liên kết hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp cấp.

Ngoài ra, các bên liên kết còn phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo; chịu trách nhiệm về chất lượng của chương trình đào tạo.

Cơ sở giáo dục đại học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn giải thể cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học mới nhất? Tải mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học?
Pháp luật
Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học mới nhất theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục đại học tự chủ mở ngành đào tạo khi chưa đủ điều kiện thì có bị đình chỉ hoạt động đào tạo không?
Pháp luật
Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian trình độ tiến sĩ ở cơ sở giáo dục đại học là bao nhiêu? Cơ sở giáo dục đại học sẽ ưu tiên tuyển dụng giảng viên có trình độ gì?
Pháp luật
Báo cáo thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở? Tải về mẫu ở đâu?
Pháp luật
Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Tài chính từ 7/11/2024 ra sao?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học là mẫu nào?
Pháp luật
Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập năm học 2024 - 2025 là bao nhiêu? Nguyên tắc xác định học phí?
Pháp luật
Thông tin cần công khai của cơ sở giáo dục Đại học và Cao đẳng sư phạm để đủ điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, nghiên cứu từ 19/7/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cơ sở giáo dục đại học
2,896 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cơ sở giáo dục đại học

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở giáo dục đại học

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào