Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng định kỳ cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp của mình không?
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng định kỳ cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp của mình không?
Tổ chức bồi dưỡng định kỳ cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 15 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 8 Điều 1 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ ngày 01/03/2023) quy định như sau:
Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên theo từng giai đoạn, hằng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hướng dẫn các nhà giáo được cử đi bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, đề cương, báo cáo kết quả thực hiện. Đảm bảo nhà giáo được luân phiên bồi dưỡng theo chu kỳ ít nhất 05 năm một lần; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần trong 01 năm đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và 02 tuần trong 1 năm đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
3. Tổ chức hoặc kết hợp với các cơ sở giáo dục khác, các doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn có đủ điều kiện để bồi dưỡng cho nhà giáo.
4. Cử và tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo tham gia các lớp bồi dưỡng do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức; có cơ chế khuyến khích các hoạt động tự bồi dưỡng đối với nhà giáo.
5. Báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm theo quy định.
Theo đó, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm đảm bảo nhà giáo được luân phiên bồi dưỡng theo chu kỳ ít nhất 05 năm một lần; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần trong 01 năm đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và 02 tuần trong 1 năm đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
Như vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng định kỳ theo thời gian nêu trên cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp của mình.
Trước đây, quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại Điều 15 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hướng dẫn các nhà giáo được cử đi bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, đề cương, báo cáo kết quả thực hiện. Đảm bảo nhà giáo được luân phiên bồi dưỡng theo chu kỳ ít nhất 05 năm một lần; thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần trong 01 năm đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp và 02 tuần trong 1 năm đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
3. Tổ chức hoặc kết hợp với các cơ sở giáo dục khác, các doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn có đủ điều kiện để bồi dưỡng cho nhà giáo.
4. Cử và tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo tham gia các lớp bồi dưỡng do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức; có cơ chế khuyến khích các hoạt động tự bồi dưỡng đối với nhà giáo.
5. Báo cáo kết quả thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng nhà giáo theo từng giai đoạn, hàng năm theo quy định.
Nhà giáo cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tham gia những loại hình bồi dưỡng nào? Nội dung ra sao?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH thì có các loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Bồi dưỡng chuẩn hóa là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và những nội dung khác theo quy định của pháp luật.
- Bồi dưỡng nâng cao là loại hình bồi dưỡng cho nhà giáo để nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, tiến bộ khoa học, công nghệ và những nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề nghiệp.
- Thực tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn đối với nhà giáo là loại hình bồi dưỡng để cập nhật kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Tại Điều 7 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH quy định nội dung chương trình bồi dưỡng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thể hiện được mục tiêu bồi dưỡng; quy định kiến thức, kỹ năng của người học sau khi hoàn thành khóa học; phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng; cách thức đánh giá kết quả học tập sau khi hoàn thành khóa học;
- Đảm bảo tính khoa học, hiện đại, hệ thống, thực tiễn, linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của thị trường lao động; đảm bảo việc liên thông giữa các chương trình bồi dưỡng;
- Được định kỳ rà soát cập nhật, bổ sung cho phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Nguồn kinh phí cho bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp được lấy từ nguồn nào?
Tại Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 28/2022/TT-BLĐTBXH (Có hiệu lực từ 01/03/2023) quy định về kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng như sau:
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ các nguồn sau:
+ Nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Nguồn thu từ học phí, thu hoạt động sự nghiệp;
+ Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn tài chính của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Trước đây, quy định về kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tại Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
Kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng
1. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn thu dịch vụ sự nghiệp công của đơn vị và nguồn khác (nếu có).
2. Đối với đơn vị sự nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu dịch vụ đào tạo của đơn vị và nguồn khác (nếu có).
3. Đối với các đơn vị do Nhà nước đảm bảo: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng do ngân sách Nhà nước đảm bảo và nguồn khác (nếu có).
4. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng được chi từ nguồn thu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và được tính vào chi phí đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?