Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì sẽ bị xử lý như thế nào?
- Các quốc gia phải đảm bảo rằng người khuyết tật có thể được tiếp cận giáo dục dạy nghề như thế nào?
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì sẽ bị xử lý như thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp không?
Các quốc gia phải đảm bảo rằng người khuyết tật có thể được tiếp cận giáo dục dạy nghề như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 24 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 được quy định như sau:
Giáo dục
...
4. Để bảo đảm biến quyền này thành hiện thực, các quốc gia thành viên phải tiến hành những biện pháp thích hợp để tuyển dụng giáo viên, trong đó có giáo viên khuyết tật, có trình độ về ngôn ngữ ký hiệu và/hoặc chữ Braille, đào tạo chuyên gia và nhân viên ở mọi cấp giáo dục. Sự đào tạo này phải bao gồm nâng cao nhận thức về người khuyết tật và sử dụng các cách thức, phương tiện và dạng giao tiếp tăng cường hoặc thay thế, kỹ thuật và cơ sở vật chất giáo dục để hỗ trợ người khuyết tật.
5. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng người khuyết tật có thể tiếp cận giáo dục phổ thông cấp ba, dạy nghề, bổ túc và học tập suốt đời mà không có sự phân biệt nào và trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Để đạt được mục đích này, quốc gia thành viên sẽ bảo đảm tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật.
Theo đó, các quốc gia phải đảm bảo rằng người khuyết tật có thể được tiếp cận giáo dục dạy nghề suốt đời mà không có sự phân biệt nào và trên cơ sở bình đẳng với những người khác. Để đạt được mục đích này, quốc gia thành viên sẽ bảo đảm tạo điều kiện hợp lý cho người khuyết tật.
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tư vấn việc làm cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định cho người khuyết tật sau khi tổ chức hoạt động đào tạo từ 06 tháng trở lên;
b) Không có đủ chương trình, giáo trình, đội ngũ nhà giáo và không bảo đảm hình thức, thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật;
c) Không cấp văn bằng, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi người khuyết tật có đủ điều kiện được cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì sẽ bị xử lý như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tư vấn việc làm cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không duy trì các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định cho người khuyết tật sau khi tổ chức hoạt động đào tạo từ 06 tháng trở lên;
+ Không có đủ chương trình, giáo trình, đội ngũ nhà giáo và không bảo đảm hình thức, thời gian đào tạo phù hợp với người khuyết tật;
+ Không cấp văn bằng, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi người khuyết tật có đủ điều kiện được cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 15 Điều 37 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và đ khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo đó, trong các hành vi vi phạm quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp đối với người khuyết tật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không tư vấn việc làm cho người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?