Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên thì ứng xử của người học được quy định như thế nào?

Em ơi cho chị hỏi: Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên thì ứng xử của người học được quy định như thế nào? Nguyên tắc và mục đích xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của chị Thục Khuê đến từ Đà Nẵng.

Nguyên tắc và mục đích xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2, Điều 3 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Mục đích xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
1. Điều chỉnh cách ứng xử của các thành viên trong cơ sở giáo dục theo chuẩn mực đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc, phù hợp với đặc trưng văn hóa của địa phương và điều kiện thực tiễn của cơ sở giáo dục; ngăn ngừa, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi tiêu cực, thiếu tính giáo dục trong cơ sở giáo dục.
2. Xây dựng văn hóa học đường; đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đường.
Nguyên tắc xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật; phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống văn hóa của dân tộc.
2. Thể hiện được các giá trị cốt lõi: Nhân ái, tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, trung thực trong mối quan hệ của mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục đối với người khác, đối với môi trường xung quanh và đối với chính mình.
3. Bảo đảm định hướng giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa, phát triển phẩm chất, năng lực của người học; nâng cao đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trách nhiệm người đứng đầu cơ sở giáo dục.
4. Dễ hiểu, dễ thực hiện; phù hợp với lứa tuổi, cấp học và đặc trưng văn hóa mỗi vùng miền.
5. Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội dung Bộ Quy tắc ứng xử phải được thảo luận dân chủ, khách quan, công khai và được sự đồng thuận của đa số các thành viên trong cơ sở giáo dục.

Cơ sở giáo dục phổ thông

Cơ sở giáo dục phổ thông (Hình từ Internet)

Cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên thì ứng xử của người học được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên
1. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.
2. Ứng xử với người học khác: Ngôn ngữ đúng mực, thân thiện, trung thực, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng sự khác biệt. Không nói tục, chửi bậy, miệt thị, xúc phạm, gây mất đoàn kết; không bịa đặt, lôi kéo; không phát tán thông tin để nói xấu, làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm người học khác.
3. Ứng xử với cha mẹ và người thân: Kính trọng, lễ phép, trung thực, yêu thương.
4. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Tôn trọng, lễ phép

Như vậy tùy vào đối tượng mà người học cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên có ứng xử phù hợp như quy định trên.

Các đối tượng này bao gồm:

- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;

- Người học khác;

- Cha mẹ và người thân;

- Khách đến cơ sở giáo dục.

Ứng xử của nhân viên trong cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục phổ thông được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Ứng xử của nhân viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung, giúp đỡ. Không gây khó khăn, phiền hà, xúc phạm, bạo lực.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, hợp tác; chấp hành các nhiệm vụ được giao. Không né tránh trách nhiệm, xúc phạm, gây mất đoàn kết, vụ lợi.
3. Ứng xử với đồng nghiệp: Ngôn ngữ đúng mực, hợp tác, thân thiện. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết, né tránh trách nhiệm.
4. Ứng xử với cha mẹ người học và khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.

Như vậy nhân viên cơ sở giáo dục thường xuyên phải có cách ứng xử phù hợp như quy định trên.

Cha mẹ người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên phải ứng xử với giáo viên như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Ứng xử của cha mẹ người học
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng, chia sẻ, khích lệ, thân thiện, yêu thương. Không xúc phạm, bạo lực.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ. Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.

Như vậy cha mẹ người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên phải ứng xử với giáo viên tôn trọng, trách nhiệm, hợp tác, chia sẻ.

Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm.

Giáo dục phổ thông
Giáo dục thường xuyên Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Giáo dục thường xuyên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Học giáo dục thường xuyên có giới hạn độ tuổi không?
Pháp luật
Đình chỉ hoạt động trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Giáo dục phổ thông là gì? Giai đoạn giáo dục cơ bản trong giáo dục phổ thông gồm các cấp học nào?
Pháp luật
Mục tiêu của giáo dục thường xuyên là gì? Chương trình này có thực hiện theo hình thức vừa làm vừa học?
Pháp luật
Nội dung của giáo dục phổ thông có phải bảo đảm hướng nghiệp và có hệ thống với học sinh không?
Pháp luật
Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong mấy năm học? Yêu cầu về nội dung cấp trung học phổ thông?
Pháp luật
Điều kiện bảo đảm chất lượng hoạt động giáo dục thường xuyên từ ngày 19/7/2024 cơ sở cần công khai những thông tin nội dung gì?
Pháp luật
Phiếu kê khai thông tin học sinh 2024 2025 các cấp? Cách ghi phiếu kê khai thông tin học sinh file word?
Pháp luật
Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở hiện nay như thế nào? Nội dung giáo dục trung học cơ sở phải đảm bảo yêu cầu gì?
Pháp luật
Các cấp bậc của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay? Giáo dục phổ thông có yêu cầu gì về nội dung, phương pháp không?
Pháp luật
Giáo dục trung học phổ thông đã được phổ cập chưa? Ai có trách nhiệm trong việc phổ cập giáo dục?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo dục phổ thông
1,575 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo dục phổ thông Giáo dục thường xuyên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục phổ thông Xem toàn bộ văn bản về Giáo dục thường xuyên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào