Cơ sở giết mổ có bắt buộc phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ hay không?
- Cơ sở giết mổ có bắt buộc phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ hay không?
- Cơ sở giết mổ không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt cơ sở giết mổ không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ không?
Cơ sở giết mổ có bắt buộc phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ hay không?
Theo quy định tại Điều 71 Luật Chăn nuôi 2018 về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ như sau:
Đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ
Cơ sở giết mổ vật nuôi phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh; cung cấp nước uống phù hợp với vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ;
2. Hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ vật nuôi;
3. Có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Theo quy định trên, cơ sở giết mổ vật nuôi bắt buộc phải có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ.
Cơ sở giết mổ (Hình từ Internet)
Cơ sở giết mổ không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ thì bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;
b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;
c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, phá hoại, xâm phạm trái phép hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
4. Hành vi đưa vật thể lạ, bơm nước cưỡng bức hoặc các chất khác vào cơ thể động vật trên cạn trước khi giết mổ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm dưới 100 kg;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 100 kg đến dưới 500 kg;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 500 kg đến dưới 1.000 kg;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tổng khối lượng động vật vi phạm từ 1.000 kg trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi phá hoại hoạt động chăn nuôi được quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc xử lý nhiệt đối với động vật thuộc hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp tái phạm thì buộc tiêu hủy.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, cơ sở giết mổ không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân , và từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt cơ sở giết mổ không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ không?
Theo khoản 3 Điều 37 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 6 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn Chứng chỉ đào tạo về thụ tinh nhân tạo, kỹ thuật cấy truyền phôi giống vật nuôi do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
...
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, và cao nhất là 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do cơ sở giết mổ không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân, và 10.000.000 đồng đối với tổ chức nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền xử phạt cơ sở này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?