Cơ sở hạ tầng là gì? Kiến trúc thượng tầng là gì? Thời điểm lập hóa đơn khi xây dựng cơ sở hạ tầng để bán là khi nào?
Cơ sở hạ tầng là gì? Kiến trúc thượng tầng là gì?
Cơ sở hạ tầng là một khái niệm của kinh tế chính trị Mác Lênin, cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Cơ sở hạ tầng bao gồm: các công trình giao thông, nhà cửa, tòa nhà hay lực lượng lao động, nhà máy sản xuất, các khu công nghiệp,... được gọi chung là cơ sở hạ tầng.
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ các thiết chế, tổ chức và hệ tư tưởng trong xã hội được xây dựng trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Bao gồm những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,.. cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, các đoàn thể xã hội,..được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Kiến trúc thượng tầng có tác động đến sự phát triển kinh tế. Sự tác động này có đặc điểm:
Một là, các yếu tố khác nhau của kiến trúc thượng tầng có mức độ tác động khác nhau đến sự phát triển kinh tế. Chẳng hạn, các yếu tố như tư tưởng, đạo đức... tác động gián tiếp đến phát triển kinh tế, còn các yếu tố như chính trị, pháp luật, thể chế... lại tác động trực tiếp hơn và mạnh mẽ hơn.
Hai là, tác động của kiến trúc thượng tầng đến sự phát triển kinh tế cũng có thể diễn ra theo hai hướng: thúc đẩy sự phát triển kinh tế nếu nó phù hợp hoặc kìm hãm sự phát triển nếu nó không phù hợp với hạ tầng cơ sở, với những yêu cầu khách quan của cuộc sống. Ví dụ: những chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế nếu phù hợp sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển và ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.
Cơ sở hạ tầng xã hội có tác động qua lại với kiến trúc thượng tầng, nhất là các quan hệ về chính trị, pháp lý... có tác động trở lại mạnh mẽ đối với quan hệ sản xuất.
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội:
- Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng; nội dung và tính chất của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng quyết định sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng; sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh đối với sự biến đổi của cơ sở hạ tầng
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Cơ sở hạ tầng là gì? Kiến trúc thượng tầng là gì? Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội? (hình từ internet)
Thời điểm lập hóa đơn khi xây dựng cơ sở hạ tầng để bán, chuyển nhượng là khi nào?
Theo khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
...
c) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
d) Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:
d.1) Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
d.2) Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
đ) Thời điểm lập hóa đơn đối với các trường hợp tổ chức kinh doanh mua dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế chậm nhất không quá 05 ngày kế tiếp kể từ ngày chứng từ dich vụ vận tải hàng không xuất ra trên hệ thống website và hệ thống thương mại điện tử.
...
Như vậy, thời điểm lập hóa đơn đối với trường hợp tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng để bán, chuyển nhượng được quy định như sau:
- Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.
- Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Có bao nhiêu phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác-Lênin?
Theo Chương II Phần C Nhập môn kinh tế chính trị Đề cương môn học Triết học Mác - Lê nin; Kinh tế chính trị Mác-Lê nin (khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh) và Kinh tế chính trị Mác-Lê nin (khối ngành không chuyên kinh tế-quản trị kinh doanh) trình độ Cao đẳng ban hành kèm theo Quyết định 19/2003/QĐ-BGDĐT quy định như sau:
II. Phương pháp của Kinh tế chính trị Mác - Lê nin
1. Phương pháp biện chứng duy vật.
2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
3. Phương pháp lôgic và lịch sử.
4. Các phương pháp khác.
Như vậy, phương pháp của Kinh tế chính trị Mác Lênin bao gồm:
- Phương pháp biện chứng duy vật.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học.
- Phương pháp lôgic và lịch sử.
- Các phương pháp khác.
Xem thêm: Đất cơ sở hạ tầng là đất gì? Có nên mua đất cơ sở hạ tầng hay không?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?