Cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang thì khoảng cách an toàn môi trường công trình hỏa táng tới khu dân cư phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu?
- Cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang thì khoảng cách an toàn môi trường công trình hỏa táng tới khu dân cư phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu?
- Cơ quan nào có trách nhiệm lựa chọn đơn vị quản lý vận hành đối với các cơ sở hỏa táng được đầu tư xây dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước?
- Cán bộ trong đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng cần có trình độ như thế nào? Thuộc một trong các ngành nào?
Cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang thì khoảng cách an toàn môi trường công trình hỏa táng tới khu dân cư phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu?
Cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang thì khoảng cách an toàn môi trường công trình hỏa táng tới khu dân cư phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu m được quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 23/2016/NĐ-CP như sau:
Quy định chung về quản lý, sử dụng cơ sở hỏa táng
...
2. Đối với cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang thì khoảng cách an toàn môi trường từ công trình hỏa táng tới khu dân cư, công trình công cộng phải đảm bảo tối thiểu 500 m.
3. Công nghệ hỏa táng:
a) Cơ sở hỏa táng phải sử dụng công nghệ hỏa táng hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật môi trường về lò hỏa táng;
b) Công nghệ hỏa táng lần đầu được áp dụng tại Việt Nam phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định. Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định công nghệ hỏa táng lần đầu áp dụng ở Việt Nam.
..
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quy định chung về quản lý, sử dụng cơ sở hỏa táng đối với cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang thì khoảng cách an toàn môi trường từ công trình hỏa táng tới khu dân cư, công trình công cộng phải đảm bảo tối thiểu 500m.
Cơ sở hỏa táng được xây dựng ngoài nghĩa trang thì khoảng cách an toàn môi trường công trình hỏa táng tới khu dân cư phải đảm bảo tối thiểu bao nhiêu? (Hình từ internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm lựa chọn đơn vị quản lý vận hành đối với các cơ sở hỏa táng được đầu tư xây dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước?
Cơ quan nào có trách nhiệm lựa chọn đơn vị quản lý vận hành đối với các cơ sở hỏa táng được đầu tư xây dụng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 22 Nghị định 23/2016/NĐ-CP như sau:
Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lựa chọn đơn vị quản lý vận hành đối với các cơ sở hỏa táng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định pháp luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích.
2. Các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở hỏa táng từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước trực tiếp quản lý vận hành hoặc thuê quản lý cơ sở hỏa táng do mình đầu tư.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cơ quan có trách nhiệm lựa chọn đơn vị quản lý vận hành đối với các cơ sở hỏa táng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cán bộ trong đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng cần có trình độ như thế nào? Thuộc một trong các ngành nào?
Cán bộ trong đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng được quy định tại Điều 23 Nghị định 23/2016/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng
1. Đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng phải có các điều kiện về năng lực như sau:
a) Có cán bộ quản lý vận hành có trình độ kỹ sư (hoặc tương đương) thuộc một trong các ngành hóa, vật lý, sinh học, công nghệ môi trường, điện;
b) Có công nhân kỹ thuật ngành cơ điện bậc 03 trở lên để trực tiếp vận hành lò hỏa táng;
c) Người lao động phải có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm theo quy định;
d) Các trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phải đảm bảo yêu cầu về môi trường và an toàn lao động.
2. Xây dựng nội quy quản lý cơ sở hỏa táng và thực hiện dịch vụ hỏa táng theo đúng giá dịch vụ hỏa táng đã được niêm yết công khai tại cơ sở hỏa táng, bảo đảm chất lượng dịch vụ cung cấp.
3. Xây dựng và thực hiện đúng quy trình quản lý vận hành lò hỏa táng, định kỳ kiểm tra, bảo trì các thiết bị liên quan đến việc hỏa táng đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, lò hỏa táng hoạt động tốt, an toàn.
4. Lập sổ theo dõi và lưu trữ hồ sơ các ca hỏa táng; cung cấp thông tin cho tổ chức và cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật. Khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ hỏa táng.
5. Sau khi tổ chức hỏa táng, người quản lý cơ sở hỏa táng cần ghi rõ ngày giờ tổ chức hỏa táng vào giấy hỏa táng, ký tên, đóng dấu và trả lại cho người sử dụng dịch vụ hỏa táng.
6. Ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn hoặc tự xử lý chất thải rắn phát sinh từ cơ sở hỏa táng tuân thủ theo các quy định của pháp luật về quản lý chất thải.
7. Báo cáo về tình hình hoạt động của cơ sở hỏa táng hàng năm với cơ quan nhà nước quản lý nhà nước theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về đơn vị quản lý vận hành cơ sở hỏa táng cần có cán bộ quản lý vận hành có trình độ kỹ sư hoặc tương đương thuộc một trong các ngành về hóa, vật lý, sinh học, công nghệ môi trường, điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?