Cơ sở hoạt động thư viện có được xem là cơ sở công lập không? Cơ sơ hoạt động thư viện trong lĩnh vực văn hóa thì kinh phí hoạt động được lấy từ đâu?
Cơ sở hoạt động thư viện có được xem là cơ sở công lập không?
Căn cứ tại Mục I Thông tư liên tịch 32/2000/TTLT-BTC-BVHTT, có quy định về loại hình của cơ sở văn hóa ngoài công lập như sau:
LOẠI HÌNH CỦA CƠ SỞ VĂN HOÁ NGOÀI CÔNG LẬP
Các cơ sở văn hoá ngoài công lập được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
- Cơ sở hoạt động nghệ thuật
- Cơ sở hoạt động bảo tồn bảo tàng
- Cơ sở hoạt động thư viện
- Cơ sở hoạt động thông tin cơ sở
- Cơ sở hoạt động điện ảnh
- Cơ sở hoạt động dịch vụ tư vấn về bản quyền tác giả
Các cơ sở văn hoá ngoài công lập nêu trên hoạt động theo ba loại hình:
1/ Cơ sở văn hoá bán công:
- Cơ sở văn hoá bán công được thành lập trên cơ sở liên kết giữa các tổ chức của nhà nước với các tổ chức không phải của nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để thành lập mới hoặc chuyển toàn bộ cơ sở vật chất công lập để cùng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và quản lý điều hành mọi hoạt động của cơ sở theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở văn hoá công lập có bộ phận bán công là sự liên kết giữa các tổ chức của nhà nước với các tổ chức không phải của nhà nước, các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước để xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất của một bộ phận trong cơ sở công và quản lý điều hành hoạt động của phần bán công theo quy định của pháp luật.
2/ Cơ sở văn hoá dân lập: là các cơ sở do tổ chức đứng ra thành lập, được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước (vốn của tổ chức, tập thể, cá nhân) và quản lý điều hành mọi hoạt động theo quy dịnh của pháp luật.
3/ Cơ sở văn hoá tư nhân: là các cơ sở do cá nhân, hộ gia đình thành lập và quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên thì cơ sở hoạt động thư viện là hình thức của cơ sở văn hóa ngoài công lập.
Như vậy, thì cơ sở hoạt động thư viện không được xem là cơ sở công lập.
Cơ sở hoạt động thư viện có được xem là cơ sở công lập không? (Hình từ Internet)
Cơ sơ hoạt động thư viện trong lĩnh vực văn hóa thì kinh phí hoạt động được lấy từ đâu?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 32/2000/TTLT-BTC-BVHTT, có quy định về công tác quản lý tàichính đối với cơ sở văn hóa công lập như sau:
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ VĂN HOÁ NGOÀI CÔNG LẬP
1/ Nguồn kinh phí hoạt động
- Nguồn Ngân sách nhà nước: Đối với các cơ sở bán công, nguồn tài chính nhà nước đóng góp bao gồm:
+ Giá trị cơ sở vật chất trang bị ban đầu và đầu tư mới trong quá trình hoạt động;
+ Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được để lại
- Các khoản tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất;
- Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (nếu có);
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ sở hoạt động thư viện trong lĩnh vực văn hóa thì kinh phí hoạt động được lấy từ nguồn Ngân sách nhà nước; các khoản tài trợ, viện trợ, ủng hộ, quà tặng của các tổ chứ, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư, xây dựng mới, cải tạo, mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất; vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (nếu có).
Cơ sở hoạt động thư viện muốn giải thể thì xử lý tài chính được tiến hành như thế nào?
Căn cứ tại tiết 3.4 tiểu mục 3 Mục II Thông tư liên tịch 32/2000/TTLT-BTC-BVHTT, có quy định về công tác quản lý tài chính đối với cơ sở văn hóa công lập như sau:
CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CƠ SỞ VĂN HOÁ NGOÀI CÔNG LẬP
…
3/ Chế độ quản lý tài chính
…
3.4. Xử lý tài chính khi cơ sở giải thể, phá sản
Khi cơ sở văn hoá ngoài công lập tuyên bố phá sản hoặc giải thể, việc xử lý tài chính tiến hành theo thứ tự ưu tiên sau:
- Các khoản chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết giải thể, phá sản của cơ sở.
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
- Các khoản nợ thuế.
- Các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ:
+ Nếu giá trị tài sản còn lại của cơ sở đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình.
+ Nếu giá trị tài sản còn lại của cơ sở không đủ thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
- Nếu giá trị tài sản còn lại của cơ sở sau khi đã thanh toán đủ số nợ của các chủ nợ mà vẫn còn thừa thì phần thừa này thuộc về:
+ Chủ cơ sở nếu là cơ sở tư nhân
+ Các thành viên của cơ sở (bao gồm cả Ngân sách nhà nước) nếu là cơ sở bán công, cơ sở dân lập
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở hoạt động thư viện muốn giải thể thì xử lý tài chính được tiến hành hành theo thứ tự ưu tiên sau:
- Các khoản chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết giải thể của cơ sở;
- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.
- Các khoản nợ thuế
- Các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ
- Nếu giá trị tài sản còn lại của cơ sở hoạt động thư viện sau khi đã thanh toán đủ số nợ của các chủ nợ mà vẫn còn thừa thì phần thừa này thuộc về: Chủ cơ sở nếu là cơ sở tư nhân; Các thành viên của cơ sở (bao gồm cả Ngân sách nhà nước) nếu là cơ sở bán công, cơ sở dân lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?