Cơ sở khám chữa bệnh pha chế thuốc phóng xạ cần đáp ứng những gì? Điều kiện để cơ sở khám chữa bệnh được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ?
Cơ sở khám chữa bệnh pha chế thuốc phóng xạ cần đáp ứng những gì?
Cơ sở khám chữa bệnh pha chế thuốc phóng xạ cần đáp ứng những gì? (Hình từ Interet)
Theo khoản 3 Điều 10 Thông tư 30/2021/TT-BYT quy định như sau:
Pha chế, phân liều thuốc phóng xạ trong danh mục cho phép sử dụng tại cơ sở
1. Việc pha chế, phân liều thuốc phóng xạ cần đáp ứng quy định tại các điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Thông tư này.
2. Người phụ trách, người trực tiếp pha chế, người thực hiện kiểm tra chất lượng thuốc phóng xạ, đồng vị phóng xạ, được đào tạo về an toàn bức xạ, có chuyên môn, nghiệp vụ và tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
3. Việc pha chế, phân liều thuốc phóng xạ được thực hiện tại cơ sở có Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, thực hiện quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng quy định tại Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng.
…
Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh pha chế thuốc phóng xạ cần đáp ứng những điều kiện, gồm:
(1) Cơ sở khám chữa bệnh pha chế thuốc phóng xạ có Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
Dẫn chiếu theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân chỉ được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 75 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 và quy định tại Chương II Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
(2) Thực hiện quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng
Dẫn chiếu theo Điều 3 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN quy định nguyên tắc kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng như sau:
+ Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giới hạn liều được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2012/TT-BKHCN.
+ Tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật và hành chính quy định tại Thông tư này để hạn chế mức liều bức xạ cá nhân đối với nhân viên bức xạ và công chúng đến mức thấp nhất có thể đạt được một cách hợp lý.
Điều kiện để cơ sở khám chữa bệnh được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ?
Theo khoản 1 Điều 75 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định như sau:
Điều kiện cấp giấy phép
1. Tổ chức có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Tiến hành công việc bức xạ phù hợp với chức năng hoạt động;
c) Có đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp;
d) Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với từng công việc bức xạ cụ thể theo quy định của Luật này;
đ) Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân có đủ các điều kiện quy định sau đây thì được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Tiến hành công việc bức xạ phù hợp với đăng ký hành nghề hoặc đăng ký kinh doanh;
c) Có trình độ chuyên môn phù hợp;
d) Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với từng công việc bức xạ cụ thể theo quy định của Luật này;
đ) Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, cơ sở khám chữa bệnh được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Tiến hành công việc bức xạ phù hợp với chức năng hoạt động;
+ Có đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp;
+ Đáp ứng đủ các điều kiện bảo đảm an toàn, an ninh đối với từng công việc bức xạ cụ thể theo quy định của Luật này;
+ Hoàn thành hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Giấy phép tiến hành công việc bức xạ của cơ sở khám chữa bệnh có thời hạn bao lâu?
Theo Điều 37 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn của Giấy phép tiến hành công việc bức xạ và Chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Giấy phép tiến hành công việc bức xạ có thời hạn như sau:
a) 12 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5 theo QCVN 6:2010/BKHCN (Cấp cho từng chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ kín, nhiều chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ hở).
b) 06 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 theo QCVN 6:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân (cấp cho từng chuyến hàng).
c) 06 tháng đối với các công việc: Vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
d) 05 năm đối với công việc vận hành thiết bị chiếu xạ.
đ) 03 năm đối với các công việc bức xạ khác.
2. Chứng chỉ nhân viên bức xạ không có thời hạn.
3. Thời hạn của giấy phép gia hạn được tính từ ngày hết hạn của giấy phép cũ.
4. Giấy phép sửa đổi, bổ sung, cấp lại có thời hạn như thời hạn của giấy phép cũ, trừ trường hợp sửa đổi giấy phép quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Giấy phép sửa đổi để hợp nhất các giấy phép đã được cấp và còn hiệu lực có thời hạn theo thời hạn của giấy phép được cấp gần nhất.
Theo đó, Giấy phép tiến hành công việc bức xạ của cơ sở khám chữa bệnh có thời hạn tùy thuộc theo các trường hợp sau đây:
+12 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 4, nhóm 5 theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN (Cấp cho từng chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ kín, nhiều chuyến hàng đối với nguồn phóng xạ hở).
+ 06 tháng đối với các công việc: Nhập khẩu, xuất khẩu nguồn phóng xạ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 6:2010/BKHCN, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân (cấp cho từng chuyến hàng).
+ 06 tháng đối với các công việc: Vận chuyển quá cảnh nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
+ 05 năm đối với công việc vận hành thiết bị chiếu xạ.
+ 03 năm đối với các công việc bức xạ khác.
Lưu ý:
+ Trường hợp gia hạn Giấy phép tiến hành công việc bức xạ của cơ sở khám chữa bệnh thì thời hạn của Giấy phép được tính từ ngày hết hạn của giấy phép cũ.
+ Trường hợp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sửa đổi, bổ sung, cấp lại thì có thời hạn như thời hạn của Giấy phép cũ, trừ trường hợp sửa đổi Giấy phép để hợp nhất các Giấy phép đã được cấp và còn hiệu lực thì có thời hạn theo thời hạn của Giấy phép được cấp gần nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?