Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có phải lưu hồ sơ sau khi kết thúc khảo nghiệm giống vật nuôi không?
- Hoạt động khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi nhằm mục đích gì?
- Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi chỉ có nhân viên kỹ thuật có trình độ học vấn từ cao đẳng về chuyên ngành chăn nuôi có thể tiến hành khảo nghiệm giống vật nuôi không?
- Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi lưu hồ sơ 2 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm giống vật nuôi có được không?
Hoạt động khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi nhằm mục đích gì?
Căn cứ khoản 1, 2, 9 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
2. Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
...
9. Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
...
Căn cứ Điều 26 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
1. Khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi là việc chăn nuôi và theo dõi một dòng, giống vật nuôi cụ thể trong điều kiện và thời gian nhất định để xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của dòng, giống đó.
2. Dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, trừ dòng, giống vật nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tại cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.
Theo đó, hoạt động khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi nhằm mục đích chăn nuôi và theo dõi một dòng, giống vật nuôi cụ thể trong điều kiện và thời gian nhất định để xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của dòng, giống đó.
Lưu ý: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có phải lưu hồ sơ sau khi kết thúc khảo nghiệm giống vật nuôi không? (Hình từ Internet)
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi chỉ có nhân viên kỹ thuật có trình độ học vấn từ cao đẳng về chuyên ngành chăn nuôi có thể tiến hành khảo nghiệm giống vật nuôi không?
Căn cứ Điều 27 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Điều kiện cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tương ứng;
3. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
4. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
Theo đó, cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tiến hành khảo nghiệm giống vật nuôi phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ học vấn từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi.
Như vậy, cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi chỉ có nhân viên kỹ thuật có trình độ học vấn từ cao đẳng về chuyên ngành chăn nuôi không được tiến hành khảo nghiệm giống vật nuôi.
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi lưu hồ sơ 2 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm giống vật nuôi có được không?
Căn cứ Điều 31 Luật Chăn nuôi 2018 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
1. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có quyền sau đây:
a) Được thực hiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
b) Được thực hiện kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định tại Điều 28 của Luật này;
c) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo quy định của pháp luật;
đ) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả thực hiện, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi có nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm các điều kiện cơ sở khảo nghiệm trong quá trình hoạt động;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện khảo nghiệm, kiểm định;
c) Tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường;
d) Lưu hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm, kiểm định;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi đủ điều kiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi khi tiến hành khảo nhiệm dòng, giống vật nuôi phải lưu hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 03 năm sau khi kết thúc khảo nghiệm, kiểm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?