Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp cần điều kiện về người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành lĩnh vực nào?
- Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp cần điều kiện về người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành lĩnh vực nào?
- Giống cây trồng lâm nghiệp được chọn, tạo trong nước có phải là đối tượng khảo nghiệm không?
- Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen có cần phải thực hiện đánh giá rủi ro về đa dạng sinh học không?
Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp cần điều kiện về người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành lĩnh vực nào?
Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp cần điều kiện về người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành lĩnh vực được quy định tại Điều 12 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực lâm nghiệp, cây trồng hoặc sinh học.
2. Có địa điểm, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phù hợp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về điều kiện cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp thì người trực tiếp thực hiện việc khảo nghiệm bắt buộc phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về lĩnh vực lâm nghiệp, cây trồng hoặc sinh học.
Cơ sở khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp cần điều kiện về người trực tiếp thực hiện khảo nghiệm giống cây trồng có trình độ đại học thuộc một trong các chuyên ngành lĩnh vực nào? (Hình từ internet)
Giống cây trồng lâm nghiệp được chọn, tạo trong nước có phải là đối tượng khảo nghiệm không?
Giống cây trồng lâm nghiệp được chọn, tạo trong nước có phải là đối tượng khảo nghiệm được quy định tại Điều 13 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Đối tượng khảo nghiệm: Giống cây trồng lâm nghiệp được chọn, tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu lần đầu, chưa được công nhận và không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định của pháp luật.
2. Phương pháp khảo nghiệm: Khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Nội dung khảo nghiệm: Khảo nghiệm đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định; khảo nghiệm đánh giá giá trị canh tác, giá trị sử dụng của giống cây trồng lâm nghiệp theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Các tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 12 Nghị định này được phép khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp.
5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá kết quả khảo nghiệm để công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp thì giống cây trông lâm nghiệp được chọn, tạo trong nước là một trong những đối tượng khảo nghiệm.
Ngoài ra, đối tượng khảo nghiệm còn có giống cây trồng lâm nghiệp nhập khẩu lần đầu, chưa được công nhận và không thuộc Danh mục các loài ngoại lai xâm hại, loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại theo quy định.
Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen có cần phải thực hiện đánh giá rủi ro về đa dạng sinh học không?
Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen có cần phải thực hiện đánh giá rủi ro về đa dạng sinh học được quy định tại Điều 14 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp
1. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng. Giống cây trồng lâm nghiệp được khảo nghiệm ở vùng nào thì sẽ được cấp quyết định công nhận để phát triển ở vùng đó và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.
2. Phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng thay thế phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt để kiểm tra tính đúng của giống.
4. Trước khi khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen phải thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp thì trước khi thực hiện việc khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp biến đổi gen thì phải thực hiện việc đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học.
Ngoài ra, còn có các yêu cầu chung về khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp như sau:
- Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được thực hiện theo từng vùng. Giống cây lâm nghiệp được khảo nghiệm ở vùng nào thì sẽ được cấp quyết định công nhận để phát triển ở vùng đó và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự với vùng được cấp quyết định.
- Phương pháp khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp được quy định tại tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp khảo nghiệm.
- Phương pháp giải trình tự gen được sử dụng thay thế phương pháp khảo nghiệm tính khác biệt để kiểm tra tính đúng của giống.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?