Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định để kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm cần đáp ứng điều kiện gì?

Tôi thắc mắc là cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định để kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm cần đáp ứng điều kiện gì? Hồ sơ chỉ định gồm những gì? Nộp ở đâu? Câu hỏi của anh Hoàng (Vinh).

Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định để kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm cần đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ Điều 47 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm
1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm về nội dung tranh chấp. Kết quả kiểm nghiệm của cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được sử dụng làm căn cứ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm.
2. Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước, có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
3. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quy định điều kiện đối với cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng, Danh mục cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng đủ điều kiện hoạt động.

Chiếu theo quy định này thì cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định làm kiểm chứng phải là cơ sở kiểm nghiệm của Nhà nước và có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật An toàn thực phẩm 2010, cụ thể gồm:

- Có bộ máy tổ chức và năng lực kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với cơ sở kiểm nghiệm;

- Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;

- Đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực hiện hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy.

Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định để kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm cần đáp ứng điều kiện gì?

Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định để kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm cần đáp ứng điều kiện gì? (hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm bao gồm những giấy tờ, tài liệu nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định hồ sơ đăng ký chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau:

(1) Đơn đăng ký chỉ định cơ sở kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT;

(2) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có chứng thực);

(3) Tài liệu, hồ sơ kỹ thuật và các quy trình liên quan đến chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định.

(4) Hồ sơ năng lực:

- Danh sách, hồ sơ trang thiết bị chính, cơ sở hạ tầng (phù hợp nội dung báo cáo năng lực hoạt động cơ sở kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT);

- Danh sách, hồ sơ kiểm nghiệm viên tương ứng với lĩnh vực đăng ký chỉ định kèm theo bản sao có chứng thực các chứng chỉ chuyên môn;

- Các tài liệu chứng minh về bảo đảm chất lượng kiểm nghiệm: kế hoạch, kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng; Báo cáo kết quả kiểm tra thành thạo tay nghề của kiểm nghiệm viên đối với chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định;

- Báo cáo năng lực cơ sở kiểm nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT;

- Mẫu Phiếu kết quả kiểm nghiệm theo quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT;

- Kết quả hoạt động kiểm nghiệm đối với lĩnh vực đăng ký chỉ định trong mười hai (12) tháng gần nhất theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành theo Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT.

(5) Đối với cơ sở kiểm nghiệm đã được tổ chức công nhận hợp pháp của Việt Nam hoặc tổ chức công nhận nước ngoài là thành viên tham gia ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của Hiệp, hội Công nhận phòng thí nghiệm Quốc tế (ILAC - International Laboratory Accreditation Cooperation), Hiệp hội Công nhận phòng thí nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương (APLAC - Asian Pacific Laboratory Accreditation Cooperation) đánh giá và cấp chứng chỉ công nhận theo quy định, đăng ký chỉ định các chỉ tiêu/phép thử trong phạm vi đã được công nhận: nộp các tài liệu nêu tại Điểm a, b, c và d khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT; bản sao (có chứng thực) chứng chỉ công nhận, danh mục, phạm vi công nhận.

Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm có thể nộp hồ sơ đăng ký chỉ định bằng những hình thức nào?

Tại Điều 6 Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định như sau:

Đăng ký chỉ định
1. Cơ sở kiểm nghiệm đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 4 và Điều 5 Thông tư liên tịch này nộp một (01) bộ hồ sơ đăng ký chỉ định (nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nêu tại Điều 3 Thông tư liên tịch này có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký, tổ chức đánh giá các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý tương ứng của từng Bộ hoặc phối hợp tổ chức đánh giá các cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm đa lĩnh vực theo trình tự thủ tục quy định tại Thông tư liên tịch này và xem xét chỉ định phù hợp theo lĩnh vực được phân công quản lý của từng Bộ quản lý ngành.

Như vậy thì cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm có thể nộp hồ sơ đăng ký chỉ định bằng 02 hình thức: nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Kiểm nghiệm thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm nghiệm thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm là gì? Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phải yêu cầu có bao nhiêu nhân sự lao động?
Pháp luật
Kiểm nghiệm thực phẩm là gì? Thành lập cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm có phải đáp ứng các điều kiện nào không?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm được chỉ định kiểm chứng để thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm về nội dung tranh chấp phải đáp ứng điều kiện nào?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm yêu cầu có bao nhiêu lao động? Chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm trải qua thủ tục nào?
Pháp luật
Một phiếu kiểm nghiệm thực phẩm công bố cho nhiều sản phẩm có cùng công thức được không? Kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện trong trường hợp nào?
Pháp luật
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong hồ sơ tự công bố sản phẩm có bắt buộc phải là bản chính không?
Pháp luật
Trường hợp nào cần thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm? Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được miễn kiểm tra giám sát trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm không lưu trữ hồ sơ kiểm nghiệm thì có bị phạt hành chính hay không?
Pháp luật
Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được chỉ định để kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm cần đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Việc kiểm nghiệm thực phẩm phải đảm bảo những yêu cầu nào? Cơ sở kiểm nghiệm cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về năng lực?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm nghiệm thực phẩm
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,616 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm nghiệm thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm nghiệm thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào