Cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì có được phép hoạt động?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì có được phép hoạt động?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng hoạt động quá giờ thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có giấy phép đăng ký kinh doanh nhưng chưa có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì có được phép hoạt động?
Căn cứ theo quy định tại khoản 35 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP quy định như sau:
"35. Sửa đổi, bổ sung Điều 35 như sau:
1. Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi đáp ứng các Điều kiện sau đây:
a) Có đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
b) Địa điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng có chiều dài đường bộ ngắn nhất từ cửa chính hoặc cửa phụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tới cổng chính hoặc cổng phụ của cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú từ 200 m trở lên;
c) Có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” ghi rõ tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh. Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là đại lý Internet thì thêm nội dung “Đại lý Internet”. Trường hợp điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng đồng thời là điểm truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp thì thêm nội dung “Điểm truy nhập Internet công cộng”;
d) Tổng diện tích các phòng máy của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng tối thiểu 50 m2 tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, loại II, loại III; tối thiểu 40 m2 tại các đô thị loại IV, loại V; tối thiểu 30 m2 tại các khu vực khác;
đ) Bảo đảm đủ ánh sáng, độ chiếu sáng đồng đều trong phòng máy;
e) Có thiết bị và nội quy phòng cháy, chữa cháy theo quy định về phòng, chống cháy, nổ của Bộ Công an;
g) Nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
..."
Như vậy, theo quy định trên thì ngoài việc phải đăng ký kinh doanh điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng, bên bạn cần đáp ứng thêm các điều kiện khác để được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng. Khi được cấp Giấy chứng nhận rồi thì bên bạn mới được phép hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
Dịch vụ trò chơi điện tử
Cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện như sau:
"Điều 105. Vi phạm quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng;
b) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng nhưng không ký hợp đồng đại lý Internet hoặc không có văn bản của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet xác nhận là điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet công cộng của doanh nghiệp;
c) Thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không đáp ứng đủ điều kiện hoạt động;
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3 Điều này."
Như vậy, theo quy định trên thì việc cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng thì bị xử phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Lưu ý trường hợp mức xử phạt này áp dụng đối với tổ chức vi phạm, còn đối với các cá nhân kinh doanh thì mức phạt tiền bằng 1/2 (theo Điều 4 Nghị định này).
Cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử công cộng hoạt động quá giờ thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 105 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện như sau:
"Điều 105. Vi phạm quy định về điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin;
đ) Hoạt động ngoài khoảng thời gian từ 08 giờ sáng đến 22 giờ đêm hàng ngày;
e) Không thực hiện đúng các quy định khác về nghĩa vụ của điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng.
..."
Theo đó đối với những trường hợp hoạt động quá giờ, không đúng giờ quy định trong khung giờ nêu trên thì sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Tương tự như trên thì mức phạt này cũng áp dụng đối với tổ chức vi phạm, còn đối với các cá nhân kinh doanh thì mức phạt tiền bằng 1/2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?