Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tại chợ đầu mối cần phải đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn thực phẩm?
- Chợ đầu mối nông lâm thủy sản được hiểu là gì?
- Kết cấu của chợ đầu mối nông lâm thủy sản phải đáp ứng những quy chuẩn nào?
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tại chợ đầu mối cần phải đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn thực phẩm?
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ đầu mối nông lâm thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu gì về truy xuất nguồn gốc sản phẩm?
- Nguyên tắc truy xuất 1 bước trước - 1 bước sau khi truy xuất nguồn gốc sản phẩm có nghĩa là gì?
Chợ đầu mối nông lâm thủy sản được hiểu là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1.3.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-30:2018/BNNPTNT, chợ đầu mối nông lâm thủy sản được hiểu là nơi có địa điểm cố định, diễn ra các hoạt động tập kết, mua bán sản phẩm, hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy sản (sau đây gọi là sản phẩm), sau đó được phân phối đến các chợ bán lẻ hoặc các kênh lưu thông khác.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản
Kết cấu của chợ đầu mối nông lâm thủy sản phải đáp ứng những quy chuẩn nào?
Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-30:2018/BNNPTNT quy định yêu cầu về kết cấu đối với chợ đầu mối cụ thể như sau:
"2.3. Yêu cầu về kết cấu
2.3.1. Nền khu vực kinh doanh phải có bề mặt cứng, phẳng; đảm bảo thoát nước, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
2.3.2. Tường, vách ngăn, cột nhà trong chợ phải nhẵn, có màu sáng, dễ làm vệ sinh.
2.3.3. Trần/mái che phải đảm bảo chắc chắn, không bị dột, thấm nước và có màu sáng.
2.3.4. Khu vực kinh doanh đảm bảo thông thoáng.
2.3.5. Kho bảo quản phải đảm thông thoáng, dễ làm vệ sinh.
2.3.6. Sạp hoặc kệ hàng trưng bày thực phẩm được làm bằng vật liệu bền, dễ làm vệ sinh, phù hợp với tính chất của từng loại sản phẩm.
2.3.7. Nguồn ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo phải đảm bảo dễ nhận biết, đánh giá được chất lượng cảm quan sản phẩm. Bóng đèn tại khu vực kinh doanh phải có chụp bảo vệ.
2.3.8. Hệ thống thoát nước thải được bố trí chảy từ khu vực yêu cầu vệ sinh cao sang khu vực yêu cầu vệ sinh thấp hơn, đảm bảo thoát nước, dễ làm vệ sinh; hệ thống cống, rãnh thoát nước có nắp đậy kín, không bị ứ đọng.
2.3.9. Hệ thống cung cấp nước, hệ thống cung cấp điện của chợ, các cơ sở kinh doanh phải được thiết kế, lắp đặt đủ công suất đáp ứng yêu cầu sử dụng."
Cơ sở kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản tại chợ đầu mối cần phải đáp ứng những yêu cầu gì về an toàn thực phẩm?
Theo tiểu mục 2.11 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-30:2018/BNNPTNT quy định về những yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ đầu mối như sau:
"2.11. Yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm
2.11.1. Thực hiện việc quét dọn, tẩy rửa, khử trùng sau khi kết thúc hoạt động trong ngày tại địa điểm kinh doanh.
2.11.2. Không để sản phẩm trực tiếp trên nền chợ.
2.11.3. Chỉ sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng theo quy định của Bộ Y tế để vệ sinh các trang thiết bị, dụng cụ.
2.11.4. Sử dụng phụ gia thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được phép sử dụng theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BYT ngày 15/6/2015 của Bộ Y tế.
2.11.5. Chấp hành kiểm tra về an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức quản lý chợ."
Như vậy, khi kinh doanh thực phẩm tại chợ đầu mối thì bạn cần phải đảm bảo tuân thủ những yêu cầu nêu trên.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm tại chợ đầu mối nông lâm thủy sản phải đáp ứng những yêu cầu gì về truy xuất nguồn gốc sản phẩm?
Căn cứ theo tiểu mục 2.9 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-30:2018/BNNPTNT quy định về yêu cầu đối với truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại chợ đầu mối nông lâm thủy sản cụ thể như sau:
"2.9. Yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán (bao gồm: ngày giao/nhận; tên sản phẩm; số lượng, khối lượng; xuất xứ; tên và địa chỉ tổ chức/cá nhân cung cấp; tên và địa chỉ tổ chức/cá nhân khách hàng nếu có) đảm bảo truy xuất được nguồn gốc theo nguyên tắc truy xuất 1 bước trước - 1 bước sau."
Đồng thời, tại tiểu mục 2.14.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-30:2018/BNNPTNT quy định những yêu cầu về quản lý chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm đối với chợ đầu mối nông lâm thủy sản như sau:
"2.14.2. Cơ sở kinh doanh phải có sổ ghi chép các thông tin và lưu giữ giấy tờ liên quan đến việc mua bán, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, thời gian lưu trữ theo hạn sử dụng sản phẩm; thực hiện tự kiểm tra hàng năm."
Theo đó, khi kinh doanh thực phẩm tại chợ đầu mối nông lâm thủy sản thì bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm theo như quy định trên đây, cụ thể: phải lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán (bao gồm: ngày giao/nhận; tên sản phẩm; số lượng, khối lượng; xuất xứ; tên và địa chỉ tổ chức/cá nhân cung cấp; tên và địa chỉ tổ chức/cá nhân khách hàng nếu có) đảm bảo truy xuất được nguồn gốc theo nguyên tắc truy xuất 1 bước trước - 1 bước sau.
Nguyên tắc truy xuất 1 bước trước - 1 bước sau khi truy xuất nguồn gốc sản phẩm có nghĩa là gì?
Tại tiểu mục 1.3.9 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-30:2018/BNNPTNT quy định về nguyên tắc truy xuất 1 bước trước - 1 bước sau, theo đó nguyên tắc này được hiểu là việc cơ sở phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng nhận diện được cơ sở sản xuất kinh doanh/công đoạn sản xuất trước và cơ sở sản xuất kinh doanh/công đoạn sản xuất tiếp theo sau trong quá trình sản xuất kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 12 12 xin nghỉ thế nào để được nghỉ hưởng lương? Ngoài việc chấp hành nội quy lao động, người lao động còn phải tuân thủ điều gì?
- Mẫu tờ trình đề nghị thưởng đột xuất cho cán bộ công chức viên chức trong danh sách trả lương của Bộ Nội vụ?
- Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành công đoàn nhiều cấp có được hưởng nhiều mức phụ cấp trách nhiệm?
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?