Cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản cần tuân thủ theo những yêu cầu gì về địa điểm, thiết kế bố trí và khu vực nhà vệ sinh?
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm thuỷ sản cần đảm bảo điều kiện chung như thế nào trong an toàn vệ sinh thực phẩm?
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản cần tuân thủ theo những yêu cầu gì về địa điểm, thiết kế bố trí và khu vực nhà vệ sinh?
- Khu vực nhà vệ sinh tại cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản quy định về số lượng bao nhiêu người/nhà vệ sinh thì đáp ứng được yêu cầu?
- Sản phẩm thủy sản tươi của cơ sở nên bảo quản ở nhiệt độ như thế nào là thích hợp?
Cơ sở kinh doanh thực phẩm thuỷ sản cần đảm bảo điều kiện chung như thế nào trong an toàn vệ sinh thực phẩm?
Theo Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản như sau:
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
+ Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
+ Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Theo đó để xây dựng cơ sở kinh doanh thuỷ sản thì cần đáp ứng những điều kiện chung về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sao cho phù hợp với quy định pháp luật.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản cần tuân thủ theo những yêu cầu gì về địa điểm, thiết kế bố trí và khu vực nhà vệ sinh?
Cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản cần tuân thủ theo những yêu cầu gì về địa điểm, thiết kế bố trí và khu vực nhà vệ sinh?
Theo tiểu mục 2.1.1, tiểu mục 2.1.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT có quy định về địa điểm, yêu cầu bố trí thiết kế của cơ sở kinh doanh thủy sản như sau:
(1) Địa điểm
- Cơ sở phải được bố trí ở vị trí phù hợp, không bị ảnh hưởng của các yếu tố như: mùi hôi, khói, bụi, các tác nhân gây nhiễm khác từ môi trường xung quanh và không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa, hoặc khi nước triều dâng cao.
- Cơ sở đang hoạt động bị ảnh hưởng của các yếu tố kể trên, phải có biện pháp khắc phục, không để chúng trở thành nguồn gây nhiễm bẩn sản phẩm.
(2) Yêu cầu về bố trí, thiết kế:
- Có tường bao ngăn cách với bên ngoài.
- Các khu vực sản xuất phải có kích thước phù hợp, đảm bảo các hoạt động chế biến sản phẩm thuỷ sản, cho phép thực hiện được việc bảo trì, làm vệ sinh hoặc khử trùng thích hợp.
- Không tạo nơi ẩn náu cho động vật gây hại; không để các tác nhân gây nhiễm như: bụi, khí thải, mùi hôi và động vật gây hại xâm nhập.
- Khu vực sản xuất phải được bố trí hợp lý bằng cách phân luồng riêng công nhân, nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, nước đá, vật liệu bao gói và phế liệu trong quá trình sản xuât để hạn chế khả năng gây nhiễm chéo cho sản phẩm.
- Các khu vực sản xuất có yêu cầu về điều kiện vệ sinh khác nhau phải được ngăn cách phù hợp.
Khu vực nhà vệ sinh tại cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản quy định về số lượng bao nhiêu người/nhà vệ sinh thì đáp ứng được yêu cầu?
Tại tiết 2.1.11.4 tiểu mục 2.1.11 Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT có quy định về Khu vực nhà vệ sinh tại cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản phải đảm bảo được yêu cầu:
- Bố trí ở gần nhưng cách ly hoàn toàn với khu chế biến và không mở cửa trực tiếp vào khu chế biến,
- Thiết kế hợp vệ sinh, được trang bị hệ thống xả nước cưỡng bức,
- Chiếu sáng và thông gió tốt, không có mùi hôi thối,
- Có phương tiện rửa tay bên trong hoặc cạnh nhà vệ sinh,
- Cung cấp đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay,
- Thùng chứa rác có nắp đậy kín và không mở nắp bằng tay.
- Số lượng nhà vệ sinh riêng cho từng giới tính, phải đủ theo nhu cầu của công nhân trong một ca sản xuất. Số lượng nhà vệ sinh được qui định cụ thể như sau:
Số người (tính theo từng giới) - Số nhà vệ sinh ít nhất phải có:
01 – 09: 01
10 – 24: 02
25 – 49: 03
50 – 100: 05
Trên 100: Cứ thêm 30 người, phải thêm 01 nhà vệ sinh
Như vậy, khu vực nhà vệ sinh tại cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản quy định như sau: Số lượng nhà vệ sinh riêng cho từng giới tính, phải đủ theo nhu cầu của công nhân trong một ca sản xuất. Số lượng nhà vệ sinh được quy định cụ thể như sau: Số người (tính theo từng giới) - Số nhà vệ sinh ít nhất phải có: 1 đến 9 người/1 nhà vệ sinh; 10 đến 24 người/2 nhà vệ sinh; 25 đến 49 người/3 nhà vệ sinh; 50 đến 100 người/5 nhà vệ sinh.
* Và Trên 100 người: Cứ thêm 30 người thì phải thêm 01 nhà vệ sinh.
Sản phẩm thủy sản tươi của cơ sở nên bảo quản ở nhiệt độ như thế nào là thích hợp?
Theo Mục 2.5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT có quy định về Qui định riêng đối với xử lý sản phẩm thuỷ sản tươi:
- Trước khi đóng gói, sản phẩm đã qua xử lý phải được làm lạnh xuống nhiệt độ +4oC hoặc thấp hơn, nhưng không dưới -1oC.
- Nước đá dùng để bảo quản, đóng gói sản phẩm thuỷ sản tươi phải đủ để duy trì nhiệt độ theo yêu cầu khi vận chuyển sản phẩm.
- Sản phẩm thuỷ sản khi được chuyển đến các cơ sở chế biến, tiêu thụ, nếu chưa chế biến, hoặc tiêu thụ ngay, phải được bảo quản ở nhiệt độ từ -1oC đến +4oC. Trong quá trình bảo quản phải bổ sung nước đá thường xuyên.
- Dụng cụ chứa đựng sản phẩm thuỷ sản tươi, phải theo đúng quy định tại Mục 2.1.5.2, điểm a của Quy chuẩn này.
Theo đó thì trước khi đóng gói, sản phẩm thủy sản tươi đã qua xử lý phải được làm lạnh xuống nhiệt độ +4oC hoặc thấp hơn, nhưng không dưới -1oC. Khi đóng gói sản phẩm thuỷ sản tươi thì nên dùng nước đá để bảo quản và phải duy trì nhiệt độ theo yêu cầu khi vận chuyển sản phẩm. Sản phẩm thuỷ sản khi được chuyển đến các cơ sở chế biến, tiêu thụ, nếu chưa chế biến, hoặc tiêu thụ ngay, phải được bảo quản ở nhiệt độ từ -1oC đến +4oC. Trong quá trình bảo quản phải bổ sung nước đá thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?