Cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy cần có địa điểm hoạt động không?
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là gì?
- Cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy cần có địa điểm hoạt động không?
- Vi phạm điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là bị xử phạt như thế nào?
Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là cơ sở kinh doanh), gồm: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh.
Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy bao gồm: Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chi nhánh, cơ sở trực thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; đơn vị sự nghiệp của các cơ quan, tổ chức; hộ kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh (hình từ internet)
Cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy cần có địa điểm hoạt động không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 41 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là:
Điều kiện đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
....
3. Cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy:
a) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy: có phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy
b) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy: Có phòng thí nghiệm và thiết bị kiểm định được cơ quan có thẩm quyền công nhận chất lượng;
c) Đối với cơ sở kinh doanh về tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị bảo đảm thực hiện tư vấn chuyển giao công nghệ; phương tiện, thiết bị phục vụ huấn luyện, địa điểm tổ chức huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
d) Đối với cơ sở kinh doanh về thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy: Có phương tiện, thiết bị, máy móc bảo đảm cho việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
đ) Đối với cơ sở kinh doanh về sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy: có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động sản xuất, lắp ráp, thử nghiệm phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
Như vậy, theo quy định được sửa đổi bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh về tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy và chữa cháy không cần có địa điểm hoạt động nữa.
Vi phạm điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy là bị xử phạt như thế nào?
Theo Điều 48 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ phòng cháy và chữa cháy mà không có Chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng người không có chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy trong hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với trường hợp yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề;
b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Chứng chỉ hành nghề, Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Không nộp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy khi không còn kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về con người, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy;
đ) Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đúng với danh mục phương tiện đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép kiểm định;
e) Cấp biên bản kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy khi không thực hiện đúng quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
...
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Buộc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi biên bản kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;
d) Buộc nộp lại Chứng chỉ hành nghề, giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, nếu vi phạm điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thu hồi Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy
Lưu ý: mức phạt trên được áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi vi phạm nêu trên thì mức phạt bằng 2 lần mức phạt đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?