Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu là gì? Yêu cầu về mục tiêu bảo đảm an toàn của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu như thế nào?
- Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu là gì?
- Yêu cầu về mục tiêu bảo đảm an toàn của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu như thế nào?
- Yêu cầu về bảo vệ theo chiều sâu của Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được quy định như thế nào?
- Tổ chức vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải xây dựng và duy trì văn hóa an toàn thông qua những nội dung gì?
Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định như sau:
Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu là cơ sở hạt nhân có lò phản ứng dùng để tạo ra chùm nơtron và các chùm bức xạ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và mục đích khác, bao gồm lò phản ứng cùng với các hệ thống, thiết bị đi kèm và khu vực hành chính - kỹ thuật liên quan được bố trí trên cùng một địa điểm
Như vậy, theo quy định trên thì Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu là cơ sở hạt nhân có lò phản ứng dùng để tạo ra chùm nơtron và các chùm bức xạ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và mục đích khác, bao gồm lò phản ứng cùng với các hệ thống, thiết bị đi kèm và khu vực hành chính - kỹ thuật liên quan được bố trí trên cùng một địa điểm.
Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu (Hình từ Internet)
Yêu cầu về mục tiêu bảo đảm an toàn của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định về yêu cầu về mục tiêu bảo đảm an toàn như sau:
Yêu cầu về mục tiêu bảo đảm an toàn
1. Trong vận hành bình thường, tình huống vận hành hoặc khi xảy ra sự cố trong thiết kế, liều chiếu đối với nhân viên bức xạ và công chúng, lượng chất phóng xạ thải ra môi trường không được vượt quá các giá trị giới hạn xác định.
2. Khi xảy ra sự cố ngoài thiết kế, tác động bức xạ đối với nhân viên bức xạ, công chúng và môi trường phải được giảm thiểu.
Như vậy, theo quy định trên thì mục tiêu bảo đảm an toàn của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Trong vận hành bình thường, tình huống vận hành hoặc khi xảy ra sự cố trong thiết kế, liều chiếu đối với nhân viên bức xạ và công chúng, lượng chất phóng xạ thải ra môi trường không được vượt quá các giá trị giới hạn xác định.
- Khi xảy ra sự cố ngoài thiết kế, tác động bức xạ đối với nhân viên bức xạ, công chúng và môi trường phải được giảm thiểu.
Yêu cầu về bảo vệ theo chiều sâu của Cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định về yêu cầu về bảo vệ theo chiều sâu như sau:
Yêu cầu về bảo vệ theo chiều sâu
1. Bảo vệ theo chiều sâu bao gồm sử dụng các lớp bảo vệ vật lý và các biện pháp kỹ thuật - hành chính để bảo vệ nhân viên bức xạ, công chúng và môi trường khỏi tác động bức xạ từ cơ sở LPƯNC.
2. Phải xây dựng luận chứng về việc thực hiện bảo vệ theo chiều sâu đối với cơ sở LPƯNC.
3. Các biện pháp kỹ thuật - hành chính phải được kiểm chứng thông qua kinh nghiệm vận hành hoặc thử nghiệm và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thiết kế, xây dựng, vận hành thử, vận hành và chấm dứt hoạt động cơ sở LPƯNC.
4. Các biện pháp kỹ thuật - hành chính gồm 5 mức quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì yêu cầu về bảo vệ theo chiều sâu của cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu được quy định như sau:
- Bảo vệ theo chiều sâu bao gồm sử dụng các lớp bảo vệ vật lý và các biện pháp kỹ thuật - hành chính để bảo vệ nhân viên bức xạ, công chúng và môi trường khỏi tác động bức xạ từ cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
- Phải xây dựng luận chứng về việc thực hiện bảo vệ theo chiều sâu đối với cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu.
- Các biện pháp kỹ thuật - hành chính phải được kiểm chứng thông qua kinh nghiệm vận hành hoặc thử nghiệm và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thiết kế, xây dựng, vận hành thử, vận hành và chấm dứt hoạt động cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu .
- Các biện pháp kỹ thuật - hành chính gồm 5 mức quy định.
Tổ chức vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải xây dựng và duy trì văn hóa an toàn thông qua những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2020/TT-BKHCN, có quy định về yêu cầu về văn hóa an toàn như sau:
Yêu cầu về văn hóa an toàn
1. Văn hóa an toàn bao gồm tổng thể quan điểm và ứng xử của tổ chức, cá nhân với ưu tiên hàng đầu là bảo đảm an toàn cho con người và môi trường khỏi tác động bức xạ.
2. Tổ chức vận hành và các tổ chức thực hiện công việc, cung cấp dịch vụ phải xây dựng và duy trì văn hóa an toàn thông qua:
a) Tuyển dụng, đào tạo và tập huấn đối với nhân viên thực hiện các công việc có ảnh hưởng đến an toàn;
b) Phân công rõ ràng trách nhiệm của người quản lý và nhân viên;
c) Xây dựng và tuân thủ tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc, hướng dẫn vận hành; định kỳ cập nhật các tài liệu này, có tính đến kinh nghiệm vận hành.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức vận hành cơ sở lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu phải xây dựng và duy trì văn hóa an toàn thông qua những nội dung sau:
- Tuyển dụng, đào tạo và tập huấn đối với nhân viên thực hiện các công việc có ảnh hưởng đến an toàn;
- Phân công rõ ràng trách nhiệm của người quản lý và nhân viên;
- Xây dựng và tuân thủ tài liệu hướng dẫn thực hiện công việc, hướng dẫn vận hành; định kỳ cập nhật các tài liệu này, có tính đến kinh nghiệm vận hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?