Cơ sở nào được kinh doanh phần mềm nghe lén? Và cơ sở này chỉ được bán phần mềm nghe lén cho những ai?
Cơ sở nào được kinh doanh phần mềm nghe lén?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 66/2017/NĐ-CP thì phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là phần mềm được tạo ra giả dạng phần mềm hệ thống, ứng dụng, tiện ích, công cụ khác hoặc được lập trình, viết thêm các mã lệnh để bí mật quay phim, chụp ảnh, ghi âm, xác định vị trí của mục tiêu.
Phần mềm nghe lén có thể được xem là một dạng của phần mềm ngụy trang.
Những cơ sở được kinh doanh phần mềm nghe lén quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 66/2017/NĐ-CP như sau:
Điều kiện về an ninh, trật tự
1. Đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
2. Chỉ các cơ sở kinh doanh sau đây mới được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị:
a) Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
c) Cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Theo quy định trên, những cơ sở được kinh doanh phần mềm nghe lén gồm:
- Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Phần mềm nghe lén (Hình từ Internet)
Cơ sở kinh doanh chỉ được bán phần mềm nghe lén cho những ai?
Quy định những người mà cơ sở kinh doanh được bán phần mềm nghe lén tại khoản 5 Điều 11 Nghị định 66/2017/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh
...
5. Chỉ được bán thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình cho đối tượng được pháp luật cho phép sử dụng biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật, đó là: Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; cơ quan có trách nhiệm thi hành biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật theo điều kiện, thẩm quyền, thủ tục về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
...
Theo đó, cơ sở kinh doanh chỉ được bán phần mềm nghe lén cho những đối tượng được pháp luật cho phép sử dụng biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật, gồm:
- Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
- Cơ quan có trách nhiệm thi hành biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật theo điều kiện, thẩm quyền, thủ tục về biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
Khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh phần mềm nghe lén phải cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền tài liệu nào?
Căn cứ khoản 12 Điều 11 Nghị định 66/2017/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phần mềm nghe lén có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự các tài liệu sau:
(1) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh.
(2) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự cơ sở kinh doanh, người quản lý, nhân viên kỹ thuật của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
(3) Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.
(4) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có).
(5) Phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
(6) Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày, kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.
(7) Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh theo mẫu thống nhất của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
(8) Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thời hạn cung cấp những tài liệu nêu trên là không quá 20 ngày, kể từ khi cơ sở bắt đầu hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?