Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới những dạng gì để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất?
- Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới dạng gì để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất? Lãi suất huy động vốn như thế nào?
- Ai chịu trách nhiệm phê duyệt phương án huy động vốn đầu tư của cơ sở ngoài công lập?
- Cơ quan nào quyết định việc hỗ trợ toàn bộ lãi vay cho cơ sở ngoài công lập thực hiện đầu tư cho các dự án?
Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới dạng gì để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất? Lãi suất huy động vốn như thế nào?
Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới dạng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 53/2006/NĐ-CP như sau:
Huy động vốn đầu tư
1. Cơ sở ngoài công lập đầu tư các dự án hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
...
Đồng thời, theo tiểu mục 1 Mục VIII Thông tư 91/2006/TT-BTC có quy định huy động vốn đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:
Huy động vốn đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:
1. Huy động vốn
a). Cơ sở ngoài công lập được vay vốn để đầu tư các dự án hoạt động trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo và y tế và hưởng ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định của pháp luật.
b). Cơ sở ngoài công lập được vay vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và có trách nhiệm sử dụng, hoàn trả vốn vay theo thoả thuận. Khoản chi trả lãi được hạch toán vào chi phí của cơ sở ngoài công lập.
c). Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Phần lãi trả cho vốn góp cổ phần được lấy từ lợi nhuận sau thuế của cơ sở ngoài công lập.
d). Lãi suất huy động vốn do cơ sở ngoài công lập thỏa thuận với tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật. Lãi suất huy động vốn phải được ghi trong khế ước hoặc hợp đồng vay vốn.
...
Theo quy định trên, cơ sở ngoài công lập được vay vốn để đầu tư các dự án hoạt động trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo và y tế và hưởng ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cơ sở ngoài công lập được vay vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và có trách nhiệm sử dụng, hoàn trả vốn vay theo thoả thuận. Khoản chi trả lãi được hạch toán vào chi phí của cơ sở ngoài công lập.
Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất.
Phần lãi trả cho vốn góp cổ phần được lấy từ lợi nhuận sau thuế của cơ sở ngoài công lập.
Lãi suất huy động vốn do cơ sở ngoài công lập thỏa thuận với tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật. Lãi suất huy động vốn phải được ghi trong khế ước hoặc hợp đồng vay vốn.
Cơ sở ngoài công lập huy động vốn (Hình từ Internet)
Ai chịu trách nhiệm phê duyệt phương án huy động vốn đầu tư của cơ sở ngoài công lập?
Theo tiểu mục 2 Mục VIII Thông tư 91/2006/TT-BTC có quy định huy động vốn đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:
Huy động vốn đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:
...
2. Trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay, vốn huy động:
Việc huy động vốn, vay vốn cần được tính toán, cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế. Vốn vay, vốn huy động phải sử dụng đúng mục đích đã cam kết với tổ chức, cá nhân cho vay vốn. Vốn vay, vốn huy động phải được quản lý chặt chẽ, đầu tư có hiệu quả. Cơ sở ngoài công lập phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.
Chủ tịch Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở ngoài công lập không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm phê duyệt phương án huy động vốn. Nếu phương án huy động vốn không có hiệu quả dẫn đến tổn thất tài sản, thua lỗ thì Chủ tịch Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường), Thủ trưởng cơ sở ngoài công lập phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, việc huy động vốn, vay vốn cần được tính toán, cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế. Vốn vay, vốn huy động phải sử dụng đúng mục đích đã cam kết với tổ chức, cá nhân cho vay vốn.
Vốn vay, vốn huy động phải được quản lý chặt chẽ, đầu tư có hiệu quả. Cơ sở ngoài công lập phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.
Chủ tịch Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở ngoài công lập không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm phê duyệt phương án huy động vốn.
Nếu phương án huy động vốn không có hiệu quả dẫn đến tổn thất tài sản, thua lỗ thì Chủ tịch Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường), Thủ trưởng cơ sở ngoài công lập phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào quyết định việc hỗ trợ toàn bộ lãi vay cho cơ sở ngoài công lập thực hiện đầu tư cho các dự án?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 53/2006/NĐ-CP như sau:
Huy động vốn đầu tư
...
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tùy theo khả năng ngân sách của địa phương xem xét, quyết định việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay cho các cơ sở ngoài công lập thực hiện đầu tư cho các dự án thuộc các lĩnh vực nêu tại Điều 1 Nghị định này.
Đồng thời, theo tiểu mục 3 Mục VIII Thông tư 91/2006/TT-BTC có quy định hướng dẫn như sau:
Huy động vốn đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:
...
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ thực tế ở địa phương và theo khả năng ngân sách của địa phương quyết định chế độ về việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay cho các cơ sở ngoài công lập đã đầu tư xây dựng các dự án thuộc các lĩnh vực nêu tại khoản 1, Mục I Thông tư này. Phương thức hỗ trợ thực hiện theo Thông tư số 51/2001/TT-BTC ngày 28/6/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/2001/QĐ-TTg ngày 24/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; mức tính lãi suất để tính hỗ trợ không vượt quá mức lãi suất vay ngân hàng Đầu tư phát triển cùng thời điểm.
Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tùy theo khả năng ngân sách của địa phương xem xét, quyết định việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay cho các cơ sở ngoài công lập thực hiện đầu tư cho các dự án thuộc các lĩnh vực nêu tại Điều 1 Nghị định 53/2006/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?