Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế có được vay vốn của cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở vật chất không?
Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế có được vay vốn của cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở vật chất không?
Cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế (Hình từ Internet)
Căn cứ Mục VIII Thông tư 91/2006/TT-BTC quy định về việc huy động vốn của cơ sở ngoài công lập như sau:
VIII. Huy động vốn đầu tư quy định tại Điều 9 Nghị định số 53, được hướng dẫn như sau:
1. Huy động vốn
a). Cơ sở ngoài công lập được vay vốn để đầu tư các dự án hoạt động trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo và y tế và hưởng ưu đãi tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước theo quy định của pháp luật.
b). Cơ sở ngoài công lập được vay vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và có trách nhiệm sử dụng, hoàn trả vốn vay theo thoả thuận. Khoản chi trả lãi được hạch toán vào chi phí của cơ sở ngoài công lập.
c). Cơ sở ngoài công lập được phép huy động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ người lao động trong đơn vị, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Phần lãi trả cho vốn góp cổ phần được lấy từ lợi nhuận sau thuế của cơ sở ngoài công lập.
d). Lãi suất huy động vốn do cơ sở ngoài công lập thỏa thuận với tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật. Lãi suất huy động vốn phải được ghi trong khế ước hoặc hợp đồng vay vốn.
Như vậy, cơ sở ngoài công lập hoạt động trong lĩnh vực y tế được vay vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân để đầu tư phát triển cơ sở vật chất và có trách nhiệm sử dụng, hoàn trả vốn vay theo thoả thuận.
Khoản chi trả lãi được hạch toán vào chi phí của cơ sở ngoài công lập
Cơ sở ngoài công lập có trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay như thế nào?
Theo Mục VIII Thông tư 91/2006/TT-BTC thì trách nhiệm sử dụng và hoàn trả vốn vay, vốn huy động của cơ sở ngoài công lập được quy định như sau:
- Việc huy động vốn, vay vốn cần được tính toán, cân nhắc kỹ về hiệu quả kinh tế.
+ Vốn vay, vốn huy động phải sử dụng đúng mục đích đã cam kết với tổ chức, cá nhân cho vay vốn.
+ Vốn vay, vốn huy động phải được quản lý chặt chẽ, đầu tư có hiệu quả.
+ Cơ sở ngoài công lập phải trả nợ gốc và lãi theo đúng cam kết khi huy động vốn.
- Chủ tịch Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường) hoặc Thủ trưởng (đối với cơ sở ngoài công lập không có Hội đồng quản trị) chịu trách nhiệm phê duyệt phương án huy động vốn.
Nếu phương án huy động vốn không có hiệu quả dẫn đến tổn thất tài sản, thua lỗ thì Chủ tịch Hội đồng quản trị (hay Hội đồng trường), Thủ trưởng cơ sở ngoài công lập phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ thực tế ở địa phương và theo khả năng ngân sách của địa phương quyết định chế độ về việc hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ lãi vay cho các cơ sở ngoài công lập đã đầu tư xây dựng các dự án thuộc các lĩnh vực nêu tại khoản 1 Mục I Thông tư 91/2006/TT-BTC.
Cơ sở ngoài công lập có những nguồn thu nào?
Theo Điều 13 Nghị định 53/2006/NĐ-CP, Mục X Thông tư 91/2006/TT-BTC thì cơ sở ngoài công lập có các nguồn thu như sau:
- Thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước.
Đối với những khoản thu phí, lệ phí Nhà nước không quy định mức thu, cơ sở ngoài công lập được tự quyết định.
- Thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác.
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu.
Đối với các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước, khoản thu từ hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác, thu từ lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi từ tiền gửi ngân hàng, trái phiếu cơ sở ngoài công lập phải theo dõi chặt chẽ và ghi chép vào sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật.
- Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm:
+ Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước đặt hàng;
+ Kinh phí hỗ trợ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ;
+ Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng người lao động;
+ Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;
+ Khoản kinh phí khác.
Đối với kinh phí do nhà nước cấp này, cơ sở ngoài công lập phải theo dõi riêng và quyết toán theo quy định về chế độ báo cáo, quyết toán của của Nhà nước.
- Nguồn khác: viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng.
Đối với các khoản thu từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng phải được theo dõi và công khai theo điều lệ hoạt động của cơ sở ngoài công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?