Cơ sở ngoài công lập là gì? Cơ sở ngoài công lập có tư cách pháp nhân không và hoạt động dựa trên nguyên tắc gì?
Cơ sở ngoài công lập là gì?
Cơ sở ngoài công lập được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị định 53/2006/NĐ-CP như sau:
Cơ sở ngoài công lập
1. Cơ sở ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học - công nghệ, môi trường, xã hội, dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.
...
Đồng thời, tại Mục II Thông tư 91/2006/TT-BTC có quy định hướng dẫn như sau:
Cơ sở ngoài công lập quy định tại Điều 2 Nghị định số 53, được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Cơ sở ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng được mở tại ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc nhà nước.
3.Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học-công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Theo quy định trên, cơ sở ngoài công lập là cơ sở do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; tổ chức kinh tế, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học-công nghệ, môi trường (vệ sinh môi trường, cấp, thoát nước và hoạt động môi trường khác), xã hội (cơ sở chăm sóc người già cô đơn, chăm sóc người tàn tật, cơ sở cai nghiện ma tuý), dân số, gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Cơ sở ngoài công lập là gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở ngoài công lập có tư cách pháp nhân không?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 53/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ sở ngoài công lập
...
3. Cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng. Cùng với việc củng cố các cơ sở công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn và huy động các nguồn lực trong nhân dân, của các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để thành lập, xây dựng và phát triển các cơ sở ngoài công lập phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước.
Như vậy, cơ sở ngoài công lập được thành lập theo quy định của pháp luật có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng.
Cùng với việc củng cố các cơ sở công lập, Nhà nước khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập, đồng thời tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn và huy động các nguồn lực trong nhân dân, của các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế để thành lập, xây dựng và phát triển các cơ sở ngoài công lập phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước.
Cơ sở ngoài công lập hoạt động dựa trên những nguyên tắc gì?
Theo Điều 3 Nghị định 53/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc hoạt động
1. Nhà nước, xã hội coi trọng và đối xử bình đẳng đối với các sản phẩm và dịch vụ của cơ sở ngoài công lập như cơ sở công lập.
2. Nhà nước áp dụng mức ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở ngoài công lập để khuyến khích đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ.
3. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng chính sách xã hội khi thụ hưởng các dịch vụ do cơ sở ngoài công lập cung cấp; phương thức hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Các cơ sở ngoài công lập được tham gia các dịch vụ công do Nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động theo quy định của pháp luật.
Cơ sở y tế ngoài công lập có đủ điều kiện khám, chữa bệnh theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về y tế, được phép tổ chức khám chữa bệnh cho các đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế và do người có thẻ bảo hiếm y tế tự lựa chọn nơi khám, chữa bệnh.
5. Các cơ sở ngoài công lập được liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động nhằm huy động vốn, nhân lực và công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ.
6. Tài sản được hiến, tặng hoặc viện trợ không hoàn lại trong quá trình hoạt động của cơ sở ngoài công lập không được chia cho cá nhân, chỉ sử dụng chung cho lợi ích của cơ sở và cộng đồng.
Nguyên tắc hoạt động của cơ sở ngoài công lập được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?