Cơ sở sản xuất có thể bị đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn trong trường hợp không có nơi sản xuất hay không?

Cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn của tôi sắp hết hạn hợp đồng thuê đất, chủ đất hiện không muốn cho thuê nữa và tôi vẫn chưa thể tìm được nơi phù hợp cho cơ sở mình. Cho tôi hỏi, trường hợp này tôi có thể xin đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn của cơ sở mình hay không? Thời hạn đình chỉ là bao lâu? - Câu hỏi của anh Thành Phát từ Bắc Giang.

Cơ sở sản xuất có thể bị đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn trong trường hợp không có nơi sản xuất hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN quy định về trường hợp đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn như sau:

Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận
1. Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở được chứng nhận không duy trì được các yêu cầu quy định tương ứng tại Điều 10, Điều 11 của Thông tư này gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Cơ sở được chứng nhận có văn bản đề nghị được đình chỉ phạm vi được chứng nhận.
...

Dẫn chiếu Điều 10 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN quy định về yêu cầu đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn như sau:

Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn
1. Được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có đủ phương tiện định lượng hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn), phương tiện đo để tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn (đối với cơ sở thực hiện tự đánh giá sự phù hợp về lượng của hàng đóng gói sẵn); các phương tiện đo được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định;
b) Có mặt bằng làm việc, điều kiện môi trường và điều kiện khác theo yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Có đủ nhân viên kỹ thuật thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Ban hành và thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, phương tiện định lượng, việc thực hiện phép đo (sau đây viết tắt là biện pháp kiểm soát về đo lường) để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.
5. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ kết quả kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, hồ sơ đánh giá kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn (do cơ sở tự đánh giá hoặc do cơ quan chứng nhận quy định tại Điều 16 của Thông tư này được cơ sở thuê thực hiện).

Theo đó, cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn có thể bị đình chỉ giấy chứng nhận nếu không đáp ứng đủ các điều kiện về cơ sở sản xuất theo quy định pháp luật.

Trường hợp anh sắp phải trả lại mặt bằng sản xuất của mình và chưa kiếm được mặt bằng mới phù hợp để tiếp tục sản xuất thì có thể chủ động nộp hồ sơ đề nghị đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn để có thời gian khắc phục điều kiện về mặt bằng sản xuất.

Cơ sở sản xuất có thể đề nghị đình chỉ hiêu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn hay không?

Cơ sở sản xuất có thể đề nghị đình chỉ hiệu lực giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn hay không? (Hình từ Internet)

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn có thể bị đình chỉ trong thời hạn bao lâu?

Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 23 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN quy định về thời hạn và việc hủy bỏ đình chỉ giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn như sau:

Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận
...
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan chứng nhận ra thông báo đình chỉ hiệu lực một phần hoặc toàn bộ giấy chứng nhận đã cấp (sau đây gọi tắt là thông báo đình chỉ). Thời hạn đình chỉ không được quá sáu (06) tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của thông báo đình chỉ.
...
4. Trong thời hạn bị đình chỉ và sau khi đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, cơ sở bị đình chỉ có quyền lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chứng nhận. Bộ hồ sơ gồm: Công văn đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ; hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả.
...

Như vậy, pháp luật không quy định về thời hạn đình chỉ giấy chứng nhận cho từ trường hợp cụ thể mà thời hạn đình chỉ sẽ do cơ quan chứng nhận quyết định. Thời hạn đình chỉ không được quá sáu (06) tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của thông báo đình chỉ.

Trong thời hạn bị đình chỉ và sau khi đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả, cơ sở bị đình chỉ có quyền lập một (01) bộ hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến cơ quan chứng nhận nếu đã khắc phục được nguyên nhân đình chỉ .

Bộ hồ sơ gồm: Công văn đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ; hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả.

Việc khôi phục giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 22 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN quy định về thủ tục khôi phục lại giấy chứng nhận như sau:

Đình chỉ hiệu lực của giấy chứng nhận
...
5. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan chứng nhận quyết định kiểm tra trên hồ sơ hoặc kiểm tra tại cơ sở về nội dung đã khắc phục hậu quả và xử lý hồ sơ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này.
...

Dẫn chiếu Điều 18 Thông tư 21/2014/TT-BKHCN quy định về việc xử lý hồ sơ như sau:

Xử lý hồ sơ
1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, cơ quan chứng nhận thông báo bằng văn bản cho cơ sở đề nghị những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh.
Sau thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày cơ quan chứng nhận gửi thông báo, nếu cơ sở đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan chứng nhận có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chứng nhận ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở và tiến hành đánh giá theo quy định tại Điều 19 của Thông tư này (đối với cơ sở sản xuất hàng đóng gói sẵn);
3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chứng nhận cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn (sau đây viết tắt là giấy chứng nhận) theo quy định tại Điều 20 của Thông tư này cho cơ sở đề nghị.

Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị bãi bỏ hiệu lực của thông báo đình chỉ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, cơ quan chứng nhận thông báo bằng văn bản cho cơ sở đề nghị những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh.

Sau thời hạn chín mươi (90) ngày kể từ ngày cơ quan chứng nhận gửi thông báo, nếu cơ sở đề nghị không bổ sung hồ sơ đầy đủ theo quy định, cơ quan chứng nhận có quyền hủy bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.

Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chứng nhận ra quyết định thành lập đoàn đánh giá tại cơ sở và tiến hành đánh giá theo quy định trường hợp khắc phục được lỗi đình chỉ thì cơ quan chứng nhận thực hiện khôi phục giấy chứng nhận.

Nhãn hàng hóa
Hàng đóng gói sẵn Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Hàng đóng gói sẵn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Yêu cầu ghi nhãn hàng hóa theo phương thức điện tử là gì? Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử là những nội dung nào?
Pháp luật
In nhãn hàng hóa là thực phẩm bị thiếu thông tin 'BẮT BUỘC' thì có được dán decal để bổ sung hay không?
Pháp luật
Nhãn phụ hàng hóa là gì? Thông tin trên nhãn phụ hàng hóa là thực phẩm có bắt buộc ghi thông tin dinh dưỡng không?
Pháp luật
Có được quyền dán nhãn hàng hóa để xuất khẩu khi mua hàng hóa không nhãn tại Việt Nam hay không?
Pháp luật
Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
Pháp luật
Trên nhãn hàng hóa sang chiết thì ngày sản xuất và hạn sử dụng được tính thế nào? Mua gạo về sang chiết thành bao nhỏ ghi nhãn hàng hóa như thế nào?
Pháp luật
Nội dung phải có trên nhãn mỹ phẩm gồm những nội dung gì? Trường hợp ghi sai kích thước chữ và số trên nhãn mỹ phẩm thì sẽ bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được dùng mã vạch của Việt Nam dán đè lên mã vạch của nước ngoài trên nhãn hàng hóa hay không?
Pháp luật
Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa được quy định như thế nào? Thể hiện thông tin địa điểm trên nhãn hàng hóa gồm các thông tin nào?
Pháp luật
Nhãn trên bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông tối thiểu phải bao gồm các thông tin gì? Việc quản lý đối với thép làm cốt bê tông được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhãn hàng hóa
572 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhãn hàng hóa Hàng đóng gói sẵn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhãn hàng hóa Xem toàn bộ văn bản về Hàng đóng gói sẵn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào