Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi không có kho bảo quản sản phẩm thì bị xử phạt thế nào?
- Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi không có kho bảo quản sản phẩm thì bị xử phạt thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi không có kho bảo quản sản phẩm là bao lâu?
Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Theo Điều 32 Nghị định 13/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 46/2022/NĐ-CP quy định về cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:
1. Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
2. Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm bảo đảm không gây nhiễm chéo; có kho hoặc dụng cụ chuyên dụng để bảo quản những nguyên liệu, sản phẩm có tính đặc thù theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp;
3. Dây chuyền sản xuất, trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm phải được làm bằng vật liệu dễ vệ sinh;
4. Có hoặc hợp đồng với phòng thử nghiệm để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất;
...
9. Tổ chức, cá nhân thuê cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi để sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi thương mại phải lưu hồ sơ công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy, nhật ký sản xuất, kết quả thử nghiệm để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc.
Tổ chức, cá nhân thuê cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi để sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi theo đặt hàng phải lưu nhật ký sản xuất, kết quả thử nghiệm để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, truy xuất nguồn gốc
Theo đó, cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi phải đảm bảo những yêu cầu được quy định tại Điều 32 nêu trên.
Trong đó có yêu cầu cơ sở sản xuất phải có kho hoặc dụng cụ chuyên dụng để bảo quản những nguyên liệu, sản phẩm có tính đặc thù theo khuyến cáo của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp.
Sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi (Hình từ Internet)
Cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi không có kho bảo quản sản phẩm thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 33 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định đối với cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi như sau:
Vi phạm quy định đối với cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ môi trường;
b) Không thực hiện phân tích chất lượng sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
c) Không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất sản phẩm;
d) Không có đầy đủ thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, bảo đảm độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường;
đ) Không có kho bảo quản sản phẩm;
e) Không có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật bảo đảm an toàn cho người và môi trường trong trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi.
...
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
....
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi không có kho bảo quản sản phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ cơ sở là cá nhân.
Trường hợp chủ cơ sở là tổ chức thì có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi không có kho bảo quản sản phẩm là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi không có kho bảo quản sản phẩm là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?