Cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có nhà xưởng như nào?
- Cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có nhà xưởng như nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đủ điều kiện?
- Thời hạn thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đủ điều kiện là bao nhiêu lâu?
Cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có nhà xưởng như nào?
Cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có nhà xưởng theo quy định tại Điều 27 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:
a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;
b) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
...
Theo quy định trên, cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có nhà xưởng như sau:
- Kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm.
- Tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học.
- Khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp.
Cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đủ điều kiện?
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đủ điều kiện phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Tổng cục Thủy sản kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ các cơ sở sản xuất quy định tại điểm a khoản này.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đủ điều kiện dựa trên từng trường hợp sau:
- Nếu cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì thẩm quyền thuộc về Tổng cục Thủy sản.
- Nếu không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền của Tổng cục Thủy sản thì do cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
Thời hạn thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đủ điều kiện là bao nhiêu lâu?
Thời hạn thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đủ điều kiện là bao nhiêu lâu phải căn cứ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
...
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
...
Như vậy, thời hạn thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đủ điều kiện là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?