Cơ sở sản xuất thủy sản khô là gì? Cơ sở sản xuất thuỷ sản khô quy mô doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu gì về nguyên liệu?
Cơ sở sản xuất thủy sản khô là gì?
Cơ sở sản xuất thủy sản khô được giải thích tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục 1 QCVN 02-17:2012/BNNPTNT như sau:
1.3.1. Cơ sở sản xuất thủy sản khô là nơi diễn ra các công đoạn sản xuất để tạo ra ít nhất một trong các dạng sản phẩm sau: thủy sản khô, thủy sản khô tẩm gia vị, thủy sản khô hun khói, thủy sản khô tẩm gia vị ăn liền và thủy sản khô ăn liền từ nguyên liệu thủy sản ban đầu hoặc từ bán thành phẩm đến thành phẩm.
1.3.2. Khu vực ướt là khu vực tiếp nhận, phân loại, xử lý và chế biến có sử dụng nước hoặc nước đá.
1.3.3. Khu vực khô là khu vực sản xuất không sử dụng nước hoặc nước đá bao gồm: phơi; sấy; hun khói; cán ép và bao gói; phân loại, phân cỡ bán thành phẩm khô; bảo quản sản phẩm.
1.3.4. Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất thủy sản khô là các cơ sở có đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất thủy sản khô là nơi diễn ra các công đoạn sản xuất để tạo ra ít nhất một trong các dạng sản phẩm sau: thủy sản khô, thủy sản khô tẩm gia vị, thủy sản khô hun khói, thủy sản khô tẩm gia vị ăn liền và thủy sản khô ăn liền từ nguyên liệu thủy sản ban đầu hoặc từ bán thành phẩm đến thành phẩm.
Cơ sở sản xuất thủy sản khô là gì? Cơ sở sản xuất thuỷ sản khô quy mô doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu gì về nguyên liệu? (Hình từ Internet)
Nhà xưởng của cơ sở sản xuất thuỷ sản khô quy mô doanh nghiệp phải có bắt buộc phải chia khu vực cách biệt nhau không?
Nhà xưởng của cơ sở sản xuất thuỷ sản khô quy mô doanh nghiệp phải có bắt buộc phải chia khu vực cách biệt nhau không, thì theo quy định tại tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 02-17:2012/BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦY SẢN KHÔ QUY MÔ DOANH NGHIỆP
…
2.1. Nhà xưởng
2.1.1. Nhà xưởng của cơ sở sản xuất thuỷ sản khô phải có 2 khu vực cách biệt nhau là khu vực ướt và khu vực khô.
2.1.2. Khu vực ướt
a) Khu ướp muối
Khu ướp muối phải đủ rộng, thoáng; nền và tường được làm bằng vật liệu không thấm nước, có độ nghiêng hợp lý, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh; trần và tường có khả năng ngăn chặn được bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại xâm nhập.
b) Khu xử lý nhiệt
Khu vực xử lý nhiệt (luộc, chần, hấp, nướng sấy,...) phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt, thoát ẩm và thoát mùi nhanh; nền, trần và tường không thấm nước dễ làm vệ sinh và khử trùng.
2.1.3. Khu vực khô
a) Khu vực trung gian xử lý bán thành phẩm
- Có mặt bằng đủ rộng, thoáng; có tường bao và mái che chắc chắn; có hệ thống làm khô để xử lý sản phẩm khi cần thiết.
- Có hệ thống thông gió tốt để loại trừ được hơi nóng, hơi nước và khí thải.
b) Khu vực phơi và sân phơi
- Có mặt bằng đủ rộng, có tường bao, thoáng gió, không đọng nước, cách xa đường giao thông, không bị ảnh hưởng bởi bụi khói, khí thải hoặc nguồn ô nhiễm khác.
- Mặt sân phơi phải được làm bằng vật liệu bền, cứng, có độ nghiêng hợp lý để dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh.
…
Như vậy, nhà xưởng của cơ sở sản xuất thuỷ sản khô quy mô doanh nghiệp bắt buộc phải có 2 khu vực cách biệt nhau là khu vực ướt và khu vực khô theo quy định cụ thể trên.
Cơ sở sản xuất thuỷ sản khô quy mô doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu gì về nguyên liệu?
Cơ sở sản xuất thuỷ sản khô quy mô doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu về nguyên liệu được quy định tại tiểu mục 2.3 Mục 2 QCVN 02-17:2012/BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT THỦY SẢN KHÔ QUY MÔ DOANH NGHIỆP
…
2.3. Yêu cầu về nguyên liệu
2.3.1. Nguyên liệu để sản xuất thủy sản khô phải đảm bảo ATTP (bao gồm nguyên liệu nông sản - nếu có), có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
2.3.2. Phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến.
a) Chỉ sử dụng chất phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến trong danh mục được phép sử dụng cho thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
b) Phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến phải rõ nguồn gốc, còn nguyên vẹn nhãn mác, còn hạn sử dụng. Kho bảo quản phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến phải khô, thoáng, ngăn được động vật gây hại và không được bảo quản chung với hóa chất tẩy rửa, khử trùng, hóa chất độc hại.
…
Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất thuỷ sản khô quy mô doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu về nguyên liệu như sau:
- Nguyên liệu để sản xuất thủy sản khô phải đảm bảo ATTP (bao gồm nguyên liệu nông sản - nếu có), có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng;
- Phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến.
+ Chỉ sử dụng chất phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến trong danh mục được phép sử dụng cho thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;
+ Phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến phải rõ nguồn gốc, còn nguyên vẹn nhãn mác, còn hạn sử dụng. Kho bảo quản phụ gia, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến phải khô, thoáng, ngăn được động vật gây hại và không được bảo quản chung với hóa chất tẩy rửa, khử trùng, hóa chất độc hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?