Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ không đăng ký với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có bị thu hồi giấy phép không?
- Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ không đăng ký với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có bị thu hồi giấy phép không?
- Ai có quyền thu hồi giấy phép của cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ khi vi phạm?
- Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh có những trách nhiệm gì liên quan tới cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ?
Cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ không đăng ký với Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có bị thu hồi giấy phép không?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 10 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thu hồi giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ bị thu hồi giấy phép khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Đã được cấp giấy phép nhưng thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký đề nghị cấp giấy phép;
b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về đảm bảo môi trường, an toàn, an ninh trật tự trong và ngoài khu vực được cấp phép;
c) Không khai báo, đăng ký với chính quyền địa phương cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, hoặc không đúng nơi đã đăng ký thiết kế, sản xuất, thử nghiệm, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ;
d) Vi phạm đã được nhắc nhở, xử lý hành chính từ hai lần trở lên nhưng không khắc phục hoặc tái vi phạm.
...
Phương tiện bay siêu nhẹ, bao gồm các loại khí cầu và mô hình bay được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ bị thu hồi giấy phép khi vi phạm một trong các trường hợp cụ thể trên.
Như vậy, cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ không khai báo, đăng ký với chính quyền địa phương cấp xã và Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, hoặc Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, hoặc không đúng nơi đã đăng ký sửa chữa, bảo dưỡng các trang bị, thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ thì bị thu hồi giấy phép.
Phương tiện bay siêu nhẹ (Hình từ Internet)
Ai có quyền thu hồi giấy phép của cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ khi vi phạm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thu hồi giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và các trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ
...
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân là Chủ cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, Cục Tác chiến có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và ra quyết định thu hồi giấy phép.
Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân là Chủ cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm một trong các trường hợp bị thu hồi giấy phép, Cục Tác chiến có trách nhiệm báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và ra quyết định thu hồi giấy phép.
Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh có những trách nhiệm gì liên quan tới cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị của phương tiện bay siêu nhẹ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 35/2017/TT-BQP quy định về trách nhiệm của các đơn vị liên quan như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị liên quan
...
3. Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh:
a) Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, hiệp đồng, giám sát chặt chẽ hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực trách nhiệm;
b) Phối hợp chính quyền địa phương, cơ quan Công an quản lý hoạt động của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay, trang bị, thiết bị và hoạt động khai thác tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ trong địa bàn; xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật về quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không hoặc tổ chức bay gây mất an toàn thiệt hại cho người, tài sản dưới mặt đất theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, hiệp đồng, giám sát chặt chẽ hoạt động bay của phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực trách nhiệm.
Đồng thời, phối hợp chính quyền địa phương, cơ quan Công an quản lý hoạt động của cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng trang bị, thiết bị và hoạt động khai thác phương tiện bay siêu nhẹ trong địa bàn; xử lý các hành vi, vi phạm pháp luật về quốc phòng, an ninh; an toàn hàng không hoặc tổ chức bay gây mất an toàn thiệt hại cho người, tài sản dưới mặt đất theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?