Cơ sở trợ giúp xã hội cần đảm bảo những gì khi tổ chức hoạt động thể thao cho trẻ em khuyết tật?

Cho tôi hỏi trẻ em khuyết tật có thuộc đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội hay không? Cơ sở trợ giúp xã hội cần đảm bảo những gì khi tổ chức hoạt động thể thao cho trẻ em khuyết tật? Câu hỏi của anh Thông từ Hà Nội

Trẻ em khuyết tật có thuộc đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội hay không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội như sau:

Đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp xã hội
1. Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú.
...

Theo quy định thì đối tượng bảo trợ xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, Nghị định 136/2013/NĐ-CP hiện nay đã được thay thế, cụ thể là tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:

Đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội)
1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:
a) Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.
...

Từ các quy định trên thì trẻ em khuyết tật thuộc đối tượng phục vụ của cơ sở trợ giúp pháp lý.

Cơ sở trợ giúp xã hội cần đảm bảo những gì khi tổ chức hoạt động thể thao cho trẻ em khuyết tật?

Cơ sở trợ giúp xã hội cần đảm bảo những gì khi tổ chức hoạt động thể thao cho trẻ em khuyết tật? (Hình từ Internet)

Cơ sở trợ giúp xã hội cần đảm bảo những yêu cầu tối thiếu gì về cơ sở vật chất của cơ sở để phục vụ trẻ em khuyết tật?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về cơ sở vật chất như sau:

Cơ sở vật chất
Cơ sở phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất sau:
1. Diện tích đất tự nhiên: Bình quân 30 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 10 m2/đối tượng ở khu vực thành thị. Đối với cơ sở chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, diện tích đất tự nhiên phải đảm bảo tối thiểu 80 m2/đối tượng ở khu vực thành thị, 100 m2/đối tượng ở khu vực nông thôn, 120 m2/đối tượng ở khu vực miền núi.
2. Diện tích phòng ở của đối tượng bình quân tối thiểu 6 m2/đối tượng. Đối với đối tượng phải chăm sóc 24/24 giờ một ngày, diện tích phòng ở bình quân tối thiểu 8 m2/đối tượng. Phòng ở phải được trang bị đồ dùng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của đối tượng.
3. Cơ sở phải có khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu (nếu có điều kiện).
4. Các công trình, các trang thiết bị phải bảo đảm cho người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

Theo đó, cơ sở vật chất của cơ sở trợ giúp xã hội phục vụ trẻ em khuyết tật phải được thiết kế để đảm bảo trẻ em khuyết tật tiếp cận và sử dụng thuận tiện.

Bên cạnh đó, còn cần phải đáp ứng các yêu cầu về diện tích đất tự nhiên, diện tích phòng, khu nhà ở, khu nhà bếp, khu làm việc của cán bộ nhân viên, khu vui chơi giải trí, hệ thống cấp, thoát nước, điện, đường đi nội bộ; khu sản xuất và lao động trị liệu theo quy định nêu trên.

Cơ sở trợ giúp xã hội cần đảm bảo những gì khi tổ chức hoạt động thể thao cho trẻ em khuyết tật?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Tiêu chuẩn về văn hóa, thể thao, thể dục và giải trí
Cơ sở bảo đảm cho đối tượng:
1. Về văn hóa:
a) Môi trường văn hóa có sự quan tâm, chia sẻ và hỗ trợ đối tượng thể hiện tình cảm, suy nghĩ, ý tưởng và sự sáng tạo;
b) Có cơ hội tham gia vào các hoạt động tôn giáo và xã hội;
c) Học văn hóa truyền thống dân tộc và tôn trọng quyền tự do về tôn giáo, tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam;
d) Có quyền lựa chọn tôn giáo mà không bị phân biệt đối xử, không bị ép buộc theo một tôn giáo để được chăm sóc trong cơ sở.
2. Về thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí:
a) Tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi và người dân ở cộng đồng; hỗ trợ cho người khuyết tật tham gia một cách an toàn vào các hoạt động kể trên;
b) Được tạo điều kiện để làm quen, kết bạn với những người sống xung quanh, bạn học ở trường và cộng đồng; gặp gỡ với gia đình hoặc những người thân, bạn bè, trừ một số trường hợp có khả năng đe dọa đến sự an toàn của đối tượng.

Như vậy, khi tổ chức hoạt động thể thao cho người khuyết tật thì cơ sở phải hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật tham gia một cách an toàn.

Trẻ em khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trẻ em khuyết tật có được học mẫu giáo nhiều hơn một năm không?
Pháp luật
Hộ gia đình nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc bao nhiêu?
Pháp luật
Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội hàng tháng dành cho trẻ em khuyết tật vận động nặng mới nhất là mẫu nào?
Pháp luật
Lớp mẫu giáo độc lập có được nhận chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật học hòa nhập hay không?
Pháp luật
Trẻ em học ở trường mầm non là trẻ em khuyết tật vượt quá độ tuổi trẻ em mầm non theo quy định thì có được học không?
Pháp luật
Tải về mẫu Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội hàng tháng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng ở đâu?
Pháp luật
Trẻ em khuyết tật đi học mẫu giáo có thuộc nhóm đối tượng được miễn đóng học phí theo quy định hay không?
Pháp luật
Giáo viên dạy tại trường trung cấp nghề dành riêng cho trẻ em khuyết tật được hưởng phụ cấp là bao nhiêu?
Pháp luật
Trẻ em khuyết tật có quyền có họ tên từ khi nào? Trong những trường hợp nào thì trẻ em khuyết tật được thay đổi tên của mình?
Pháp luật
Trẻ em khuyết tật có quyền có quốc tịch kể từ thời điểm nào? Trẻ em khuyết tật được xác định là người có quốc tịch Việt Nam dựa vào những căn cứ nào?
Pháp luật
Người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em khuyết tật là ông, bà, người thân thích khác không phải cha mẹ thì có cần văn bản ủy quyền của cha, mẹ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trẻ em khuyết tật
921 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trẻ em khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trẻ em khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào