Cơ sở vật chất của trường phổ thông dân tộc nội trú có phải có nhà công vụ cho giáo viên không?
Cơ sở vật chất của trường phổ thông dân tộc nội trú có phải có nhà công vụ cho giáo viên không?
Theo căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 69 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện để trường phổ thông dân tộc nội trú hoạt động giáo dục
1. Có quyết định thành lập trường của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị tương ứng với từng cấp học theo quy định tại Nghị định này và bảo đảm tiêu chí của trường chuẩn quốc gia, ngoài ra còn có thêm các điều kiện sau đây:
a) Khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 06 m2/học sinh;
b) Phòng ở nội trú, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo;
c) Nhà công vụ cho giáo viên;
d) Nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo;
đ) Phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.
...
Như vậy, cơ sở vật chất của trường phổ thông dân tộc nội trú phải có nhà công vụ cho giáo viên.
Cơ sở vật chất của trường phổ thông dân tộc nội trú có phải có nhà công vụ cho giáo viên không?
Giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú có phải quản lý học sinh của trường ngoài giờ lên lớp không?
Theo căn cứ tại khoản 4 Điều 16 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền của giáo viên
Ngoài các nhiệm vụ và quyền được quy định tại Điều lệ trường trung học, giáo viên trường PTDTNT có nhiệm vụ và quyền sau:
1. Chấp hành phân công của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ của trường PTDTNT.
2. Giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc cho học sinh dân tộc nội trú.
3. Tìm hiểu văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý học sinh các dân tộc thiểu số ở địa phương.
4. Vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với học sinh dân tộc nội trú, đảm bảo yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh theo quy định; tham gia giáo dục, chăm sóc, quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù; bồi dưỡng và phụ đạo học sinh; hướng dẫn học sinh tự học.
5. Được bồi dưỡng về phương pháp giáo dục, chăm sóc và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
Theo quy định trên, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú có nhiệm vụ vận dụng phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá phù hợp với học sinh dân tộc nội trú, đảm bảo yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh theo quy định; tham gia giáo dục, chăm sóc, quản lý học sinh ngoài giờ lên lớp và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù; bồi dưỡng và phụ đạo học sinh; hướng dẫn học sinh tự học.
Như vậy, giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú phải quản lý học sinh của trường cả ngoài giờ lên lớp.
Mỗi lớp học của trường phổ thông dân tộc nội trú có tối đa bao nhiêu học sinh?
Theo căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của trường phổ thông dân tộc nội trú
1. Cơ cấu tổ chức của trường PTDTNT thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường trung học. Ngoài ra, trường PTDTNT được thành lập thêm không quá 03 tổ để giúp hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đặc thù, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú. Việc thành lập các tổ này do hiệu trưởng nhà trường quyết định trên cơ sở có sự nhất trí của cơ quan chủ quản. Mỗi tổ có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó. Tổ trưởng, tổ phó các tổ này do hiệu trưởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý và chỉ đạo của hiệu trưởng.
2. Các tổ phục vụ hoạt động giáo dục đặc thù, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú có những nhiệm vụ sau:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục đặc thù, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú theo tuần, tháng, học kỳ, năm học; phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng và thực hiện kế hoạch; giáo dục của nhà trường;
b) Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch;
c) Tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công;
đ) Tổ chức sinh hoạt ít nhất 01 lần trong 02 tuần và có thể họp đột xuất theo yêu cầu công việc hoặc khi hiệu trưởng yêu cầu. Các tổ này hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, các thành viên giúp đỡ nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý học sinh dân tộc nội trú.
3. Mỗi lớp học của trường PTDTNT có không quá 35 học sinh.
Theo quy định trên, mỗi lớp học của trường phổ thông dân tộc nội trú có không quá 35 học sinh.
Tức là, mỗi lớp học của trường phổ thông dân tộc nội trú có tối đa 35 học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?