Cơ sở vật chất và trang thiết bị sử dụng cho thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc gồm có những gì?
- Cơ sở vật chất và trang thiết bị sử dụng cho thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc gồm có những gì?
- Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do cơ quan nào cấp?
- Cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự nơi thi hành án tử hình?
- Khi thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thì phải chuẩn bị bao nhiêu liều thuốc?
Cơ sở vật chất và trang thiết bị sử dụng cho thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc gồm có những gì?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bị, phương tiện sử dụng cho thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc như sau:
- Cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho thi hành án tử hình:
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ vào tình hình thực tiễn để đầu tư xây dựng nhà thi hành án tử hình và phòng làm việc của Hội đồng thi hành án tử hình tại Công an cấp tỉnh, đơn vị quân đội cấp quân khu để bảo đảm phục vụ công tác thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.
- Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho thi hành án tử hình bao gồm:
+ Giường nằm có các đai dùng để cố định người bị thi hành án;
+ Máy tiêm thuốc tự động có ấn nút điều khiển;
+ Máy kiểm tra nhịp đập của tim;
+ Màn hình và các thiết bị theo dõi, kiểm tra quá trình thi hành án;
+ Các dụng cụ và trang thiết bị khác phục vụ cho thi hành án.
Cơ sở vật chất và trang thiết bị sử dụng cho thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc gồm có những gì? (Hình từ Internet)
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do cơ quan nào cấp?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình như sau:
Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình
1. Thuốc tiêm để sử dụng cho thi hành án tử hình bao gồm:
a) Thuốc làm mất tri giác;
b) Thuốc làm liệt hệ vận động;
c) Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
2. Một liều thuốc gồm 03 loại thuốc quy định tại khoản 1 Điều này và dùng cho 01 người.
3. Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.
4. Bảo quản thuốc theo điều kiện ghi trên nhãn liều thuốc, hướng dẫn của đơn vị cung cấp. Việc bàn giao thuốc phải được lập biên bản giao, nhận; niêm phong, quản lý chặt chẽ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình do Bộ Y tế cấp theo đề nghị của Bộ Công an, Bộ quốc phòng.
Cơ quan nào có trách nhiệm bảo đảm an ninh trật tự nơi thi hành án tử hình?
Căn cứ vào Điều 22 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức thi hành án tử hình có trách nhiệm tham gia bảo đảm an ninh, trật tự nơi thi hành án; cử đại diện chứng kiến việc thi hành án tử hình; làm thủ tục khai tử cho người bị thi hành án tử hình; phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu trong việc mai táng và quản lý mộ của người đã bị thi hành án tử hình.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp được nhận tử thi, tro cốt hoặc hài cốt của người bị thi hành án tử hình đưa về mai táng có trách nhiệm bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức thi hành án tử hình có trách nhiệm tham gia bảo đảm an ninh, trật tự nơi thi hành án.
Bên cạnh đó, Công an cấp huyện nơi tổ chức thi hành án tử hình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự nơi tổ chức thi hành án tử hình, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật tại khu vực tổ chức thi hành án tử hình. (Điều 10 Nghị định 43/2020/NĐ-CP).
Khi thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thì phải chuẩn bị bao nhiêu liều thuốc?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 6 Nghị định 43/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình thực hiện tiêm thuốc
...
4. Cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm thực hiện các bước sau:
a) Chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng);
b) Xác định tĩnh mạch để thực hiện tiêm; trường hợp không xác định được tĩnh mạch thì báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để yêu cầu bác sĩ hỗ trợ xác định tĩnh mạch;
c) Đưa kim tiêm đã nối sẵn với ống truyền thuốc vào tĩnh mạch đã được xác định theo quy trình:
Bước 1: Tiêm thuốc làm mất tri giác.
Sau khi tiêm thuốc xong, cán bộ chuyên môn thực hiện thi hành án tử hình phải tiến hành kiểm tra, nếu người bị thi hành án tử hình chưa mất tri giác thì tiếp tục tiêm thuốc cho đến khi họ mất tri giác.
Bước 2: Tiêm thuốc làm liệt hệ vận động.
Bước 3: Tiêm thuốc làm ngừng hoạt động của tim.
d) Kiểm tra hoạt động tim của người bị thi hành án tử hình qua máy điện tâm đồ. Trường hợp sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh sử dụng thuốc dự phòng;
Mỗi lần tiêm thuốc sau mười phút mà người bị thi hành án tử hình chưa chết, cán bộ kiểm tra phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình để ra lệnh tiếp tục sử dụng liều thuốc dự phòng tiêm lần thứ hai, thứ ba;
Trường hợp tiêm hết liều thuốc thứ ba sau mười phút mà người bị thi hành án chưa chết thì Đội trưởng Đội thi hành án phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình ra quyết định tạm dừng thi hành án.
...
Như vậy, khi thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc thì cán bộ trực tiếp thi hành án tử hình chịu trách nhiệm chuẩn bị đủ 03 liều thuốc (trong đó có 02 liều dự phòng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?