Cơ sở vắt sữa phải được đặt ở địa điểm nào mới phù hợp? Yêu cầu về trang thiết bị và dụng cụ tại cơ sở vắt sữa được quy định ra sao?
- Cơ sở vắt sữa phải được đặt ở địa điểm nào mới phù hợp? Yêu cầu về thiết kế và bố trí ra sao?
- Yêu cầu về trang thiết bị và dụng cụ tại cơ sở vắt sữa được quy định như thế nào?
- Động vật tại cơ sở vắt sữa phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Yêu cầu đối với người vắt sữa tại cơ sở vắt sữa theo quy định hiện nay là gì?
Cơ sở vắt sữa phải được đặt ở địa điểm nào mới phù hợp? Yêu cầu về thiết kế và bố trí ra sao?
Theo Mục 2.2.1, Mục 2.2.2 QCVN 151:2017/BNNPTNT Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi - yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
(1) Yêu cầu về địa điểm đối với cơ sở vắt sữa: phải xây dựng khu vực vắt sữa tại địa điểm tách biệt với khu vực chuồng nuôi động vật vắt sữa, cách xa nguồn ô nhiễm, có đường đi thuận tiện cho việc đi lại cho động vật khai thác sữa và vận chuyển sữa.
(2) Yêu cầu về thiết kế và bố trí đối với cơ sở vắt sữa:
- Cơ sở vắt sữa phải có hố sát trùng bảo đảm yêu cầu kỹ thuật tại cổng ra vào và ở các khu vực khác như: khu rửa dụng cụ chứa sữa, khu lấy mẫu xét nghiệm nhanh;
- Sàn khu vực vắt sữa phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, phẳng chống trơn trượt, dễ làm sạch và khử trùng, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn;
- Nơi vắt sữa phải có có hệ thống thanh ngáng, giá cố định để đảm bảo an toàn cho người vắt sữa đối với khu vực vắt sữa tại cơ sở vắt sữa bò hoặc trâu;
- Cơ sở vắt sữa phải có bồn rửa tay trước khi vào khu vực vắt sữa, thùng chứa chất thải phải đặt ở ngoài khu vực vắt sữa;
- Cơ sở vắt sữa phải phải có khu riêng biệt để các dụng cụ, thùng, xô đựng sữa, vắt sữa, khăn lau vú, khăn lọc, ca hoặc cốc nhúng vú…
Cơ sở vắt sữa (Hình từ Internet)
Yêu cầu về trang thiết bị và dụng cụ tại cơ sở vắt sữa được quy định như thế nào?
Về yêu cầu trang thiết bị và dụng cụ tại cơ sở vắt sữa ta căn cứ tại Mục 2.2.3 QCVN 151:2017/BNNPTNT Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi - yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định như sau:
- Thùng chứa sữa, đường ống dẫn sữa được làm bằng vật liệu phù hợp với thực phẩm, không gỉ, không thôi nhiễm vào sữa, bề mặt nhẵn, không có ngóc ngách, dễ vệ sinh; thùng chứa sữa phải có nắp đậy kín; thùng và bồn chứa phải có đủ dung tích để chứa đựng được toàn bộ lượng sữa vắt trong toàn bộ ca sản xuất;
- Khăn lọc sữa và khăn lau bầu vú được làm bằng chất liệu vải thô dễ thấm nước hoặc phải là khăn tiệt trùng dùng một lần, không bị biến đổi màu, rách nát. Sử dụng riêng khăn lau bầu vú cho mỗi động vật cho sữa; phải giặt sạch, làm khô và khử trùng khăn trước mỗi lần lọc sữa và lau bầu vú;
- Cơ sở vắt sữa phải có dụng cụ chuyên dụng để nhúng núm vú và dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra những tia sữa đầu trước khi vắt sữa;
- Các dụng cụ sử dụng trong quá trình vắt phải được làm sạch trước và sau khi vắt sữa và được để trên giá cách mặt đất tối thiểu 01 m.
Động vật tại cơ sở vắt sữa phải đáp ứng các điều kiện gì?
Theo đó, yêu cầu đối với động vật tại cơ sở vắt sữa phải đáp ứng theo Mục 2.1 QCVN 151:2017/BNNPTNT Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi - yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT, như sau:
- Động vật được vắt sữa phải là động vật khỏe mạnh, không bị viêm vú. Trong trường hợp con vật mới khỏi bệnh mà có điều trị kháng sinh, thì việc khai thác sữa chỉ được tiến hành khi đã đủ thời gian ngừng thuốc đúng quy định của nhà sản xuất.
- Cần lưu ý rằng: Động vật phải được giám sát và không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như:
+ Bệnh lở mồm long móng (FMD);
+ Các bệnh truyền lây sang người như sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis), lao (Tuberculosis), xoắn khuẩn (Leptospirosis).
Yêu cầu đối với người vắt sữa tại cơ sở vắt sữa theo quy định hiện nay là gì?
Căn cứ theo Mục 2.4 QCVN 151:2017/BNNPTNT Cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi - yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm được ban hành theo Thông tư 13/2017/TT-BNNPTNT quy định:
- Phải được tập huấn và được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm do đơn vị có chức năng, nhiệm vụ cấp theo quy định hiện hành.
- Phải được khám sức khỏe, không mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe trước khi hành nghề, được định kỳ khám lại sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
- Phải mang đầy đủ bảo hộ lao động như: quần áo bảo hộ, mũ chụp tóc, khẩu trang, ủng trong khi làm việc; phải rửa tay, sát trùng tay trước và sau khi tiếp xúc trực tiếp với núm vú.
- Phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh cá nhân: thường xuyên giữ móng tay ngắn, sạch sẽ; không đeo đồ trang sức như nhẫn, đồng hồ trong quá trình làm việc; không hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực vắt sữa, thu gom sữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?